Giấy phép xả thải vào nguồn nước ở Cần Thơ

 08:24 02/10/2020        Lượt xem: 1978

Giấy phép xả thải vào nguồn nước ở Cần Thơ
Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô vượt quá 5 m3/ngày đêm và chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ (khoản 3 điều 16 nghị định 201/2013/NĐ-CP) thì cần lập giấy phép xá thải.

Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được cấp bởi các cơ quan chức năng cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh, cơ sở sản xuất có phát sinh nước thải nguy hại
Công ty TNHH Phát triển Công nghệ sạch Phương Nam chuyên tư vấn thực hiện giấy phép xả thải vào nguồn nước và các hồ sơ môi trường khác cho các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, nhà xưởng, các cơ sở sản xuất, cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện, … trên địa bàn các quận huyện trực thuộc thành phố Cần Thơ và các tỉnh: An Giang; Hậu Giang; Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau...

 1. Đối tượng thực hiện giấy phép xả thải (khi nào cần thực hiện giấy phép xả thải)

Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô vượt quá 5 m3/ngày đêm và chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ (khoản 3 điều 16 nghị định 201/2013/NĐ-CP).

2. Thời hạn giấy phép xả thải

Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại Khoản này thì giấy phép được cấp hoặc gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn.

3. Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép (sau đây gọi chung là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) bao gồm

- Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4.  Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước bao gồm (khoản 1 điều 33)
- Đơn đề nghị cấp giấy phép;
- Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước;
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải.
Trường hợp chưa có công trình xả nước thải vào nguồn nước, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

 5. Căn cứ pháp lý thực hiện giấy phép xả thải
Nghị định 201/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước.
Thông thư 27/2014/TT-BTNMT Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
Nghi định 155/2016 NĐ-CP: quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Nghị định 33/2017/NĐ-CP: quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

 6. Hồ sơ cần thiết thực hiện giấy phép xả thải

- Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất

- Quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường/Đề án Bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường/ Đề án bảo vệ môi trường đơn giản

- Đánh giá tác động môi trường/ kê hoạch bảo vệ môi trường/ Đề án bảo vệ môi trường chi tiết/đơn giản

- Sơ đồ vị trí dự án

- Bản vẽ Mặt bằng tổng thể, cấp nước, thu gom và thoát nước mưa, nước thải

- Bản vẽ các hệ thống xử lý nước thải

- Giấy phép đấu nối

6. Xử phạt hành chính

- Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường được quy định tại điều 14 nghị định 155/2016: quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Hành vi xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép quy định tại điều 19 mục 3 nghị định 33/2017 NĐ- CP: quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản:

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước với lưu lượng nước thải không vượt quá 5 m3/ngày đêm.

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

+ Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

+ Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

+ Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

+ Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

 8. Sơ đồ quy trình thực hiện giấy phép xả thải


 

Tin liên quan

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây