06:20 27/10/2020 Lượt xem: 4649
Quy trình, thủ tục môi trường, thông tin xây dựng cơ sở giết mổ gia súc gia cầm
1. Lựa chọn địa điểm xây dựng
Được quy định tại mục 2.1 QCVN 150: 2017/BNNPTNT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung
Địa điểm xây dựng phải nằm trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Cách 500m với khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường quốc lộ, sông, suối, nguồn cung cấp nước sinh hoạt; cách biệt 1km với trại chăn nuôi, chợ buôn bán gia súc, gia cầm và các nguồn gây ô nhiễm như bãi rác, nghĩa trang, nhà máy thải bụi và hóa chất độc hại.
2. Các loại giấy tờ liên quan
- Giấy phép kinh doanh;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y;
- Giấy khám sức khỏe, giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.
a) Thủ tục đăng ký kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc gia cầm
Bước 1: Chủ kinh doanh chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật về đầu tư và an toàn thực phẩm; sau đó nộp hồ sơ tại Chi cục Thú y tỉnh – nơi đặt cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
Thành phần hồ sơ:
Bước 2: Cơ quan Thú y tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và các giấy tờ liên quan.
Bước 3: Chi cục Thú y sẽ thành lập Đoàn kiểm tra các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về vệ sinh thú y, cũng như các trang thiết bị, phương tiện, các dụng cụ sử dụng… đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
Nếu đủ điều kiện thì đoàn sẽ xác nhận vào biên bản kiểm tra; nếu cơ sở không đảm bảo yêu cầu thì đoàn sẽ hướng dẫn chủ cơ sở sửa chữa đúng quy định.
Bước 4: Chi cục Thú y cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở kinh doanh giết mổ.
Bước 5: Chủ cơ sở kinh doanh nhận Giấy chứng nhận tại Chi cục Thú y tỉnh.
Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, chủ kinh doanh đã có thể vận hành và quản lý cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm một cách an toàn và hợp pháp.
b) Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận ATTP có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở;
- Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
- Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận ATTP:
- Cơ sở nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP. Hồ sơ có thể được nộp theo một trong các hình thức sau: trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện;
- Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ;
- Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra, xếp loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện, hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở (trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra, xếp loại) và cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cấp lại Giấy chứng nhận ATTP:
- Trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh.
- Trường hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ATTP để được xem xét cấp lại.
c) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY:
- Cục Thú y đối với cơ sở do Trung ương quản lý; các cơ sở phục vụ xuất, nhập khẩu và cơ sở hỗn hợp phục vụ xuất, nhập khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước;
- Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh đối với cơ sở không thuộc điểm a khoản này và phục vụ tiêu dùng trong nước.
Hiệu lực: Giấy chứng nhận VSTY có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSTY bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y
- Bản chính Mô tả tóm tắt về cơ sở.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận VSTY:
- Chủ cơ sở nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSTY cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY;
- Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ; trường hợp Chủ cơ sở nộp trực tiếp thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hướng dẫn và trả lời ngay cho người nộp là hồ sơ đã hợp lệ hay chưa;
- Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY thực hiện kiểm tra hồ sơ và tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện VSTY tại cơ sở, cấp Giấy chứng nhận VSTY nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận VSTY thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và hẹn lịch tổ chức kiểm tra lại.
Cấp lại Giấy chứng nhận VSTY:
-Trước 01 (một) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận VSTY hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh;
- Trường hợp Giấy chứng nhận VSTY vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận VSTY, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận VSTY để được xem xét cấp lại;
Lệ phí:
- Có nhiều mức phí (Xem Quyết định số 08 /2005/TT-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y).
- Thời hạn lệ phí là 2 năm.
d) Xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
Cơ quan có thẩm quyền xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận theo nguyên tắc cấp nào cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thì cấp đó có quyền cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.
Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ định các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm của ngành công thương thực hiện việc xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
- Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;
- Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức);
- Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Quy trình xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
- Cơ quan có thẩm quyền lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo thời gian tiến hành xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân.
- Kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm theo lĩnh vực quản lý.
- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được cấp cho những người trả lời đúng 80% số câu hỏi trở lên ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành. Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày tham gia đánh giá (ngày kiểm tra) cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy xác nhận.
Quản lý Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có hiệu lực 03 năm, kể từ ngày cấp.
- Các cá nhân đã được xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm sẽ được thừa nhận khi làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh các nhóm sản phẩm tương tự.
3. Các vấn đề liên pháp lý về đất đai
a. Quy định chi tiết về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất (khoản 1 điều 57 luật đất đai 2013)
- Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
+ Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
+ Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
+ Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
b. Điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư (khoản 1 điều 58 luật đất đai 2013)
- Đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau đây:
+ Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên; từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên;
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa; dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
4. Giấy phép xây dựng
Điều 89 Luật xây dựng năm 2014 quy định về đối tượng được cấp giấy phép xây dựng như sau:
"Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;
l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ."
Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư Thông tư 15/2016/TT-BXD Hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200;
+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200.
- Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.
5. Giấy phép Phòng cháy chữa cháy (Nghị định 79/2014/NĐ-CP)
Căn cứ theo Phụ lục IV Nghị định 79/2014/NĐ - CP thì các trường hợp sau đây cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép về PCCC:
- Dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện trở lên.
- Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất chính có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
Hồ sơ xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy (theo mẫu)
– Bản sao chứng thực giấy chứng nhận thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy; văn bản nghiệm thi về việc phòng cháy, chữa cháy đối với những cơ sở mới cải tạo hay mới xây dựng, các phương tiện giao thông cơ giới cần phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy khi hoán cải hay đóng mới; bản sao chứng thực biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác.
– Bản thống kê toàn bộ những phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các phương tiện cứu người đã trang bị (theo mẫu)
– Các phương án chữa cháy
– Quyết định về việc thành lập đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở.
– Danh sách cá nhân đã qua đợt huấn luyện về việc phòng cháy, chữa cháy.
6. Giấy phép môi trường
a. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (nghị định 40/2019NĐ-CP)
- Cơ sở giết mổ thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ lục II Nghị định số 40/2019/NĐ-CP có Công suất từ 200 gia súc/ngày trở lên hoặc từ 3.000 gia cầm/ngày trở lên.
XEM CHI TIẾT
b. Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải (điều 16b nghị định 40/2019/NĐ-CP)
- Tất cả các cơ sở giết mổ gia súc ga cầm thuộc đối tượng phải lập ĐTM được quy định tại phụ lục II nghị định 40/2019 NĐ-CP phải được vận hành thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp và đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật về chất thải là các công trình, thiết bị xử lý: nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại (sau đây gọi chung là công trình xử lý chất thải).
- Điều kiện để vận hành thử nghiệm:
+ Đã hoàn thành các công trình xử lý chất thải theo ĐTM đã phê duyệt;
+ Đã lắp đặt hoàn thành các thiết bị, hệ thống quan trắc chất thải;
+ Có quy trình vận hành các công trình xử lý chất thải;
+ Có hồ sơ hoàn thành công trình xử lý chất thải đã được bàn giao, nghiệm thu;
+ Lập và gửi Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án cho cơ quan chuyên môn ít nhất 20 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm theo Mẫu số 09 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
- Thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải từ 03 đến 06 tháng kể từ thời điểm bắt đầu vận hành thử nghiệm.
XEM CHI TIẾT
c. Báo cáo xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (điều 17 nghị định 40/2019 NĐ-CP)
- Tất cả các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm thuộc đối tượng phải lập ĐTM được quy định tại phụ lục II nghị định 40/2019 NĐ-CP phải lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (bao gồm công trình xử lý chất thải và các công trình bảo vệ môi trường khác) trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm 30 ngày trong trường hợp các công trình bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật.
- Trong thời hạn 05 kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền sẽ xét hồ sơ và tiến hành thành lập đoàn kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.
- Thời hạn kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường là 15 ngày làm việc, không bao gồm thời gian chủ dự án hoàn thiện hồ sơ và thời gian phân tích mẫu chất thải (lấy mẫu tổ hợp trong trường hợp cần thiết).
XEM CHI TIẾT
d. Giấy phép xả thải
Cơ sở giết mổ phải lập giấy phép xả thải khi:
+ Xả thải vượt quá 5m3 ngày.đêm;
+ Nước thải có chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ;
+ Không xả nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước, không có thỏa thuận hoặc họp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung.
XEM CHI TIẾT
e. Giấy phép khai thác nước mặt
Cơ sở giết mổ phải lập giấy phép khai thác nước mặt khi quy mô vượt hơn 100m3/ngày.đêm.
f. Giấy phép khai thác nước ngầm
Cơ sở giết mổ phải lập giấy phép khai thác nước ngầm khi khai thác với quy mô vượt quá 10 m3/ngày đêm.
g. Đăng ký sổ chủ nguồn thải nguy hại
- Nếu cơ sở chế biến giết mổ phát sinh CTNH có thời gian hoạt động lớn hơn 01 (một) năm;
- Nếu cơ sở giết mổ phát sinh CTNH thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng lớn hơn 600 (sáu trăm) kg/năm.
Theo Khoản 5 Điều 7 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, quy định:
- Trường hợp nếu cở sở chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi hay chưa chuyển giao được cho chủ xử lý chất thải nguy hại phù hợp thì phải cơ sở phải có văn bản báo cáo cho sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ 6 tháng theo quy định.
- Trường hợp chủ nguồn thải có giới hạn về số lượng, thời gian hoạt động và loại hình phát sinh CTNH thì không phải thực hiện thủ tục đăng ký chủ nguồn thải nguy hại.
XEM CHI TIẾT
7. Quy định về quản lý chất thải rắn, lỏng đối với cơ sở giết mổ
a. Chất thải rắn thông thường
- Có quy trình thu gom chất thải rắn thông thường, quy trình phải quy định tần suất thực hiện để đảm bảo không lưu giữ trong cơ sở giết mổ quá 24 giờ và được xử lý như rác thải sinh hoạt;
- Hàng ngày, làm sạch dụng cụ chứa đựng, thu gom lông, biểu bì, phủ tạng, mỡ vụn, chất chứa trong đường tiêu hóa;
- Phải quét dọn và xử lý phân, chất thải hàng ngày trong chuồng nhốt giữ động vật.
b. Chất thải rắn nguy hại
- Cơ sở giết mổ phải có quy trình thu gom chất thải rắn, chất thải nguy hại; xác gia súc, gia cầm chết do bệnh hay nghi bệnh, các loại thịt, phủ tạng có bệnh tích được đưa vào bao bì màu vàng, bên ngoài có dán biểu tượng chỉ chất thải nguy hại;
- Chủ cơ sở phải lập tức mang chất thải nguy hại đi xử lý theo quy định ngay sau khi có quyết định xử lý của cơ quan hoặc người có thẩm quyền;
- Chất thải rắn nguy hại không được lưu trữ tại cơ sở giết mổ quá 8 giờ;
- Chủ cơ sở không tự xử lý được chất thải phải ký hợp đồng với tổ chức được cấp phép hành nghề xử lý chất thải.
c. Chất thải lỏng
- Hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo để trước khi thải ra môi trường đạt yêu cầu quy định tại QCVN 62:2016/BTNMT mức độ B (Phụ lục 2);
- Việc xử lý nước thải phải được giám sát định kỳ và lưu giữ hồ sơ theo quy định.
Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi (Ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 150:2017/BNNPTNT)
0939 873 836
0292 373 4624