Quy trình, thủ tục môi trường, thông tin xây dựng nhà xưởng chế biến thực phẩm/thủy sản

 17:19 27/10/2020        Lượt xem: 1774

Quy trình, thủ tục môi trường, thông tin xây dựng nhà xưởng chế biến thực phẩm/thủy sản

Công ty TNHH Phát triển Công nghệ sạch Phương Nam chuyên tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và các hồ sơ môi trường khác như kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch vận hành thử nghiệm, báo cáo xác nhận hoàn thành công trình xử lý chất thải, giấy phép xả thải, đăng ký sổ chủ nguồn thải nguy hại, giấy phép khai thác nước ngầm nước mặt,...cho các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, nhà xưởng, các cơ sở sản xuất, cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện, … trên địa bàn các quận huyện trực thuộc thành phố Cần Thơ và các tỉnh: An Giang; Hậu Giang; Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau..
1. Lựa chọn địa điểm xây dựng

Yêu cầu về lựa chọn đất xây dựng được quy định tại mục 1.5.2 - QCVN 01:2019/BXD - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.

- Khu vực được chọn để xây dựng phải đáp ứng những yêu cầu sau: Có các lợi thế về kinh tế, xã hội, hạ tầng, môi trường và cảnh quan; Có điều kiện tự nhiên đảm bảo cho các hoạt động xây dựng và đảm bảo an toàn cho cộng đồng; Không thuộc phạm vi khu vực cấm các hoạt động xây dựng;

- Đối với khu vực dự báo chịu tác động từ nước biển dâng, việc lựa chọn đất xây dựng phải tính toán đến tác động từ mực nước biển dâng theo các kịch bản của quốc gia;

- Trong trường hợp bắt buộc phải xây dựng tại các khu vực có nguy cơ xuất hiện hoặc bị ảnh hưởng từ các tai biến thiên nhiên (trượt lở, ngập lụt, lũ...), quy hoạch phải đề xuất giải pháp giảm thiểu, khắc phục và đảm bảo an toàn cho cộng đồng.

2. Giấy tờ cần chuẩn bị

- Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư.

- Thỏa thuận địa điểm xây dựng.

- Báo cáo đầu tư/ Giải trình kinh tế kỹ thuật/ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất

- Sơ đồ vị trí dự án

- Bản vẽ Mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải

- Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường (nếu có)

Trong một số trường hợp cụ thể, hồ sơ có thể tăng hoặc giảm một số loại.

3. Các vấn đề liên pháp lý về đất đai

a. Quy định chi tiết về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất (khoản 1 điều 57 luật đất đai 2013)

-  Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

+ Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

+ Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

+ Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

b. Điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư (khoản 1 điều 58 luật đất đai 2013)

-  Đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau đây:

Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên; từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên;

+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa; dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

4. Giấy phép xây dựng

Điều 89 Luật xây dựng năm 2014 quy định về đối tượng được cấp giấy phép xây dựng như sau:

"Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng

1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;

l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ."

Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng bao gồm những giấy tờ sau:

Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư Thông tư 15/2016/TT-BXD Hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng;

Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;

- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200;

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200.

- Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.

5. Giấy phép Phòng cháy chữa cháy (Nghị định 79/2014/NĐ-CP)

Căn cứ theo Phụ lục IV Nghị định 79/2014/NĐ - CP thì các trường hợp sau đây cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép về PCCC:

- Dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện trở lên.

- Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất chính có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

Hồ sơ xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy (theo mẫu)
– Bản sao chứng thực giấy chứng nhận thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy; văn bản nghiệm thi về việc phòng cháy, chữa cháy đối với những cơ sở mới cải tạo hay mới xây dựng, các phương tiện giao thông cơ giới cần phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy khi hoán cải hay đóng mới; bản sao chứng thực biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác.
– Bản thống kê toàn bộ những phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các phương tiện cứu người đã trang bị (theo mẫu)
– Các phương án chữa cháy
– Quyết định về việc thành lập đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở.
– Danh sách cá nhân đã qua đợt huấn luyện về việc phòng cháy, chữa cháy.

6. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

a. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho Bộ Công thương/Sở Công thương.
Bước 2: Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ
Bộ công thương/Sở Công thương tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ công thương/Sở Công Thương có trách nhiệm thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận của các cơ sở, trường hợp hồ sơ không hợp lệ sẽ có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ; thời gian chờ bổ sung hồ sơ của các cơ sở không tính trong thời gian thẩm định hồ sơ.
– Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 15 ngày làm việc Sở Công Thương thành lập đoàn thẩm định hồ sơ và tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở.
– Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm theo Mẫu 3a quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 58/2014/TT-BCT. Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 ngày. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục theo Mẫu 4 quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 58/2014/TT-BCT về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại theo quy định. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 15 ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục Nếu kết quả thẩm định lại vẫn “Không đạt”, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận
Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận
Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, Bộ công thương/Sở công thương cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu 5a (đối với cơ sở sản xuất do Bộ Công Thương thẩm định), Mẫu 5c (đối với cơ sở sản xuất do Sở Công Thương thẩm định) quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 58/2014/TT-BTC.
b. Hồ sơ
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu 1a  quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 58/2014/TT-BTC;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất theo Mẫu 2a  quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 58/2014/TT-BTC;
– Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
– Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất (bản sao có xác nhận của cơ sở).
c. Cách thực thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
d. Lệ phí:
– Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất: 150.000 đồng/1 lần cấp.
– Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm đối với cơ ơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≥ 100.000 triệu đồng/tháng : 3.000.000 đồng/lần/cơ sở
– Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100.000 triệu đồng/tháng : 2.000.000 đồng/lần/cơ sở
e. Căn cứ pháp lý:
– Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
– Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
– Thông tư số 58/2014/TT-BCT quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương
– Thông tư 149/TT-BTC quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

7. Giấy phép môi trường

a. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (Nghị định 40/2019NĐ-CP)

- Cơ sở chế biến thực phẩm thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ lục II Nghị định số 40/2019/NĐ-CP:

+ Dự án đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung có công suất từ 200 gia súc/ngày trở lên hoặc từ 3.000 gia cầm/ngày trở lên;
+ Dự án đầu tư xây dựng cơ sở chế biến thủy sản, bột cá, các phụ phẩm thủy sản có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;
+ Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất đường có công suất từ 10.000 tấn đường/năm trở lên;
+ Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất cồn, rượu có công suất từ 500.000 lít sản phẩm/năm trở lên;
+ Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất bia, nước giải khát có công suất từ 1.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên;
+ Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất bột ngọt có công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;
+ Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến sữa có công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;
+ Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến dầu ăn có công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;
+ Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất bánh, kẹo có công suất từ 20.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;
+ Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất nước lọc, nước tinh khiết đóng chai có công suất từ 2.000.000 lít nước/năm trở lên. 
Xem chi tiết

b. Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải (điều 16b nghị định 40/2019/NĐ-CP)

- Tất cả các cơ sở chế biến thực phẩm thuộc đối tượng phải lập ĐTM được quy định tại phụ lục II nghị định 40/2019 NĐ-CP phải được vận hành thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp và đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật về chất thải là các công trình, thiết bị xử lý: nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại (sau đây gọi chung là công trình xử lý chất thải).

- Điều kiện để vận hành thử nghiệm:

+ Đã hoàn thành các công trình xử lý chất thải theo ĐTM đã phê duyệt;

+ Đã lắp đặt hoàn thành các thiết bị, hệ thống quan trắc chất thải;

+ Có quy trình vận hành các công trình xử lý chất thải;

+ Có hồ sơ hoàn thành công trình xử lý chất thải đã được bàn giao, nghiệm thu;

+ Lập và gửi Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án cho cơ quan chuyên môn về môi trường ít nhất 20 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm theo Mẫu số 09 Phụ lục VI Mục I Nghị định 40/2019/NĐ-CP;

- Thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải từ 03 - 06 tháng kể từ thời điểm bắt đầu vận hành thử nghiệm. 
Xem chi tiết

c. Báo cáo xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (điều 17 nghị định 40/2019 NĐ-CP)

- Tất cả các cơ sở chế biến thực phẩm thuộc đối tượng phải lập ĐTM được quy định tại phụ lục II nghị định 40/2019 NĐ-CP phải lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (bao gồm công trình xử lý chất thải và các công trình bảo vệ môi trường khác) trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm 30 ngày trong trường hợp các công trình bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền sẽ xét hồ sơ tiến hành thành lập đoàn kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

- Thời hạn kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường là 15 ngày làm việc, không bao gồm thời gian chủ dự án hoàn thiện hồ sơ và thời gian phân tích mẫu chất thải (lấy mẫu tổ hợp trong trường hợp cần thiết).
Xem chi tiết

d. Giấy phép xả thải

Cơ sở chế biến thực phẩm phải lập giấy phép xả thải khi:

+ Xả thải vượt quá 5m3 ngày.đêm;

+ Nước thải có chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ;

+ Không xả nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước, không có thỏa thuận hoặc họp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung.
Xem chi tiết

e. Giấy phép khai thác nược mặt

Cơ sở chế biến thực phẩm phải lập giấy phép khai thác nước mặt khi quy mô vượt hơn 100m3/ngày.đêm.
Xem chi tiết

f. Giấy phép khai thác nước ngầm

Cơ sở chế biến thực phẩm phải lập giấy phép khai thác nước ngầm khi khai thác với quy mô vượt quá 10 m3/ngày đêm.
Xem chi tiết

g. Đăng ký sổ chủ nguồn thải nguy hại

- Nếu cơ sở chế biến thực phẩm phát sinh CTNH có thời gian hoạt động lớn hơn 01 (một) năm;

- Nếu cơ sở chế biến thực phẩm phát sinh CTNH thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng lớn hơn 600 (sáu trăm) kg/năm.

Khoản 5 Điều 7 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, quy định:

- Trường hợp nếu cở sở chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi hay chưa chuyển giao được cho chủ xử lý chất thải nguy hại phù hợp thì phải cơ sở phải có văn bản báo cáo cho sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ 6 tháng theo quy định.

- Trường hợp chủ nguồn thải có giới hạn về số lượng, thời gian hoạt động và loại hình phát sinh CTNH thì không phải thực hiện thủ tục đăng ký chủ nguồn thải nguy hại.

Xem chi tiết

 

 

 

Tin liên quan

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây