Danh sách hồ sơ môi trường cần thiết cho Doanh nghiệp khi hoạt động

 03:40 02/10/2020        Lượt xem: 2039

Danh sách hồ sơ môi trường cần thiết cho Doanh nghiệp khi hoạt động
1. Đánh giá tác động môi trường

2. Kế hoạch bảo vệ môi trường

3. Đề án bảo vệ môi trường chi tiết

4. Đề án bảo vệ môi trường đơn giản

5. Báo cáo giám sát môi trướng định kỳ

6. Đăng kí sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại

7. Hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt

8. Giấy phép khai thác nước ngầm

9. Hồ sơ xả thải vào nguồn tiếp nhận

1. Đánh giá tác động môi trường

2. Kế hoạch bảo vệ môi trường

3. Đề án bảo vệ môi trường chi tiết

4. Đề án bảo vệ môi trường đơn giản

5. Báo cáo giám sát môi trướng định kỳ

6. Đăng kí sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại

7. Hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt

8. Giấy phép khai thác nước ngầm

9. Hồ sơ xả thải vào nguồn tiếp nhận

KHI NÀO CẦN LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG?

- Danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cấp bộ: Phụ lục III Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

- Danh mục dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cấp sở: Phụ lục II Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

- Đối tượng lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định trong điều 6 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP như sau:

+ Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

+ Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;

+ Tăng quy mô, công suất (mở rộng dây chuyền sản xuất chính, bổ sung công trình, hạng mục chính) của dự án làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các công trình bảo vệ môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

+ Thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm chính của dự án; thay đổi công nghệ xử lý chất thải của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

+ Mở rộng quy mô đầu tư của khu công nghiệp; bổ sung vào khu công nghiệp ngành nghề đầu tư thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại nhóm I và nhóm II Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

KHI NÀO CẦN LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG? (quy định chi tiết tại điều 11, nghị định 40/2019/NĐ-CP)

- Dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại cột 5 Phụ lục II Mục I nghị định 40/2019/NĐ-CP;

- Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có phát sinh lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày (24 giờ) đến dưới 10 tấn/ngày (24 giờ) hoặc khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ (bao gồm cả cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng) trừ các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột 3 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định này.

KHI NÀO CẦN LẬP ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT?(Quy định chi tiết tại chương II, thông tư 26/2015/TT-BTNMT)

- Cơ sở đã đi vào hoạt động và có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ lục II, III Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và không có một số văn bản sau:
+ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung;
+ Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường.

- Cơ sở đã cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại điều 15 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, nhưng không có một trong các giấy tờ sau:
+ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung;
+ Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường.

KHI NÀO CẦN LẬP ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN? (Quy định chi tiết tại chương III, thông tư 26/2015/TT-BTNMT)

Đối tượng cần lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản (phụ lục 1b thông tư 26/2015/TT-BTNMT)
- Cơ sở đã đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại phụ lục II, III thông tư 40/2019/TT-BTNMTvà không có một trong các văn bản sau: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường.
- Cơ sở đã cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập lại bản kế hoạch bảo vệ môi trường (theo quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) nhưng không có một trong các giấy tờ sau: Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường; Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung; Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường; Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

KHI NÀO CẦN LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ?

- Báo cáo quan trắc và giám sát môi trường định kỳ, quan trắc tự động liên tục, quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, quản lý chất thải nguy hại, quản lý phế liệu nhập khẩu, kết quả giám sát và phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được lồng ghép trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2020 (theo quy định tại khoản 4 và 5 Điều 40 Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT).
 Chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có trách nhiệm sau (điều 37, thông tư 25/2019/TT-BTNMT)
- Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo thông tư này;
- Lưu giữ các tài liệu liên quan đến báo cáo để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra;
- Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) được gửi tới các cơ quan quản lý trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo. Báo cáo lần đầu được gửi trước ngày 31 tháng 01 năm 2021.
- Gửi báo cáo tới các cơ quan như sau:
+ Cơ quan đã phê duyệt, xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc hồ sơ về môi trường tương đương của dự án, cơ sở;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi dự án, cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ).

KHI NÀO CẦN LẬP SỔ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI?

- Đối với các chủ nguồn thải CTNH phát sinh thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng lớn hơn 600kg/năm, và các trường hợp CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (sau đây gọi tắt là Công ước Stockholm);
- Cơ sở phát sinh CTNH có thời gian hoạt động hơn 01 năm.
Đối tượng đăng ký lại chủ nguồn thải CTNH quy định tại khoản 2 điều 6 nghị định 38/2015/NĐ-CP
: Sổ đăng ký chỉ cấp lại trong trường hợp có thay đổi tên chủ nguồn thải hoặc địa chỉ, số lượng cơ sở phát sinh chất thải nguy hại; thay đổi, bổ sung phương án tự tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại tại cơ sở. Sau khi được cấp sổ đăng kí chủ nguồn thải, thông tin về chất thải được cập nhật bằng báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ.

 

 

Tin liên quan

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây