Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho nhà máy xay xát lúa gạo Cần Thơ

 17:18 27/10/2020        Lượt xem: 2555

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho nhà máy xay xát lúa gạo Cần Thơ
Nhà máy xay xát lúa gạo thuộc đối tượng phải lập ĐTM  được quy định tại mục 67 cột 4 phụ lục II nghị định 40/2019/NĐ-CP “quy định sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định, quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường”. Quá trình thi công xây dựng nhà máy sản xuất cho đến khi nhà máy đi vào hoạt động dự kiến sẽ phát sinh nhiều loại chất thải gây ô nhiễm môi trường. Quá trình hoạt động của nhà máy không phát sinh nước thải sản xuất, tuy nhiên loại chất thải đặc trưng đối với nhà máy xay xát lúa gạo là bụi, khí thải, tiếng ồn và các phụ phẩm đi kèm trong quá trình sản xuất gạo là cám và trấu,… các loại chất thải này nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và ô nhiễm môi trường xung quanh. Do đó, chủ dự án phải thực hiện công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình lên cơ quan chức năng thẩm định và phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật trước khi tiến hành xây dựng và cho đi vào vận hành.
Công ty TNHH Phát triển Công nghệ sạch Phương Nam chuyên tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và các hồ sơ môi trường khác như kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch vận hành thử nghiệm, báo cáo xác nhận hoàn thành công trình xử lý chất thải, giấy phép xả thải, đăng ký sổ chủ nguồn thải nguy hại, giấy phép khai thác nước ngầm nước mặt,...cho các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, nhà xưởng, các cơ sở sản xuất, cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện, … trên địa bàn các quận huyện trực thuộc thành phố Cần Thơ và các tỉnh: An Giang; Hậu Giang; Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau..

1. Cơ sở lập ĐTM cho các cơ sở sản xuất lúa gạo?

Việt Nam là đất nước có những lợi thế đặc biệt trong sản xuất lúa gạo. Hiện nay, lúa gạo đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc Tế (IRRI), diện tích lúa chiếm 82% diện tích đất canh tác ở Việt Nam. Trong đó, có khoảng 52% sản lượng lúa Việt Nam được sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long. Bộ NN&PTNT cho biết, vụ lúa Đông xuân năm 2020 cả nước thu hoạch khoảng 20,2 triệu tấn; trong đó riêng khu vực ĐBSCL đạt sản lượng gần 10,8 triệu tấn. Xuất khẩu gạo trong những tháng đầu năm 2020 cho thấy nhu cầu lương thực, thực phẩm đang tăng mạnh trên thế giới (theo Bộ Công Thương). Cụ thể, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2020 tăng 31,7% về số lượng, là mức tăng cao so với mức tăng cùng kỳ của 3 năm gần đây. Sản xuất lúa gạo vùng ĐBSCL có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực trong nước, đồng thời cung cấp lượng gạo xuất khẩu.
TP. Cần Thơ có 80% diện tích đất nông nghiệp với 232.000 ha sản xuất lúa. Theo Sở Công Thương TP Cần Thơ, kim ngạch xuất khẩu gạo 8 tháng năm 2019 của Thành phố tương đối ổn định so với cùng kỳ, sản lượng xuất khẩu thực hiện được 550,9 ngàn tấn, đạt 65,9% kế hoạch năm, tăng 6,6% so với cùng kỳ. Hiện nay, TP. Cần Thơ giao thương với gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó xuất khẩu gạo đi rất nhiều nước trên thế giới như Australia, Newzealand, Thụy Sĩ, Mỹ; các nước Châu Á (Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Philippine,...) và các nước Châu Phi (Nam Phi, Ghana, Pa-pua Niu Ghi-nê, Ethiopia,...). Đi kèm vơi sự phát triển đó là những thách thức không nhỏ mà Việt Nam nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng phải đối mặt đó là vấn đề không đủ kho chứa, không đủ vốn để tồn trữ và chế biến gạo đạt chất lượng cao nhằm giúp nông dân vừa tiêu thụ lúa được lợi nhuận cao vừa giảm được tổn thất sau thu hoạch.

Xuất phát từ bối cảnh chung đó, các cơ sở sản xuất và chế biến gạo Cần Thơ ra đời với mục đích giải quyết nhũng khó khăn trước mắt về vấn đề tồn trữ, giải phóng lúa gạo cho người dân, đồng thời sản xuất gạo chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

2. Tại sao phải lập ĐTM cho nhà máy xay xát lúa gạo?

Nhà máy xay xát lúa gạo thuộc đối tượng phải lập ĐTM  Được quy định tại mục 67 cột 4 phụ lục II nghị định 40/2019/NĐ-CP “quy định sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định, quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường”. Quá trình thi công xây dựng nhà máy sản xuất cho đến khi nhà máy đi vào hoạt động dự kiến sẽ phát sinh nhiều loại chất thải gây ô nhiễm môi trường. Quá trình hoạt động của nhà máy không phát sinh nước thải sản xuất, tuy nhiên loại chất thải đặc trưng đối với nhà máy xay xát lúa gạo là bụi, khí thải, tiếng ồn và các phụ phẩm đi kèm trong quá trình sản xuất gạo là cám và trấu,… các loại chất thải này nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và ô nhiễm môi trường xung quanh. Do đó, chủ dự án phải thực hiện công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình lên cơ quan chức năng thẩm định và phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật trước khi tiến hành xây dựng và cho đi vào vận hành.

3. Cơ sở pháp lý để lập ĐTM cho nhà máy xay xát lúa gạo Cần Thơ

- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 Ngày 23/06/2014;

Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Thông tư hướng dẫn thực hiện: tại phụ lục 2.3 Thông tư số 25/2019.

- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định về Quản lý chất thải nguy hại;

- Thông tư 12/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/02/2013 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc và cơ sở xay xát thóc gạo;

- Thông tư 44/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo;

- Nghị định số 38/3015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu;

Và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến quá trình thực hiện dự án và khu vực thực hiện dự án.

4. Hồ sơ cần thiết thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho nhà máy xay xát lúa gạo?

- Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư.

- Thỏa thuận địa điểm xây dựng.

- Báo cáo đầu tư/ Giải trình kinh tế kỹ thuật/ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất

- Sơ đồ vị trí dự án

- Bản vẽ Mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải

- Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường (nếu có)

Trong một số trường hợp cụ thể, hồ sơ có thể tăng hoặc giảm một số loại.

5. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cho nhà máy xay xát lúa gạo?

Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cho sơ sở sản xuất lúa gạo được quy định tại khoản 3 điều 8, nghị định 40/2019/NĐ-CP:

- 01 văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo Mẫu số 05 Phụ lục VI Mục I nghị định 40/2019/NĐ-CP;

- 01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật của dự án đầu tư hoặc các tài liệu tương đương;

- 07 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường (Mẫu cấu trúc và nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định theo mẫu số 04 phụ lục VI Mục I nghị định 40/2019/NĐ-CP).
Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn 07 người, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Hồ sơ đề nghị phê duyệt bao gồm:

- 01 văn bản đề nghị phê duyệt báo cáo ĐTM (Mẫu số 05 Phụ lục VI Mục I nghị định 40/2019/NĐ-CP);

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường đóng thành bản cứng.

6. Quy trình thực hiện ĐTM cho nhà máy xay xát lúa gạo Cần Thơ cụ thể như sau:

Bước 1: Chủ dự án nộp hồ sơ báo cáo ĐTM tại bộ phận một cửa tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Cần Thơ.

Bước 2: Cơ quan tiếp nhận kiểm tra hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì tiến hành nhận hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì hồ sơ bị trả lại và được hướng dẫn bổ sung thông tin;

Bước 3: Sau khi hồ sơ hoàn chỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Cần Thơ tham mưu UBND thành phố thành lập hội đồng thẩm định. Chủ dự án phải nộp phí thẩm định trước khi tổ chức thực hiện thẩm định ĐTM. Quy trình thẩm định được quy định tại khoản 1 điều 24 Luật bảo vệ môi trường, bao gồm:

- Kiểm tra các thông tin, số liệu, hiện trạng môi trường liên quan đến dự án;

- Lấy mẫu phân tích;

- Tổ chức lấy ý kiến chuyên gia, xã hội, tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp từ dự án;

- Tổ chức các cuộc họp đánh giá theo chuyên đề.

Bước 4: Chủ dự án thực hiện trách nhiệm đối với nội dung kết quả thẩm định ĐTM:

- Trường hợp báo cáo ĐTM không được thông qua, chủ dự án phải lập lại báo cáo ĐTM gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Trường hợp báo cáo ĐTM được thông qua với điều kiện chỉnh sửa bổ sung theo quy định, chủ dự án tiền hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin báo cáo ĐTM và gửi đến Sở TNMT để xem xét, trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Tiến hành gửi lại báo cáo ĐTM, căn cứ vào đó UBND thành phố Cần Thơ quyết định phê duyệt trong trường hợp báo cáo được thông qua mà không cần chỉnh sửa bổ sung.

Bước 5: Sau khi có kết quả thẩm định ĐTM hoàn chỉnh, chủ dự án phải gửi bản báo cáo đã chỉnh sửa và văn bản giải trình về những chỉnh sửa, bổ sung nội dung báo cáo ĐTM theo yêu cầu của Sở TNMT thành phố Cần Thơ.

Bước 6: Sở TNMT thành phố Cần Thơ tiếp nhận hồ sơ thẩm định, sau đó trình lên UBND TP.Cần Thơ phê duyệt.

Bước 7: UBND thành phố Cần Thơ xem xét và phê duyệt.

8. Thời gian thực hiện thẩm định và phê duyệt ĐTM:

    Chủ dự án phải hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của Sở TNMT Cần Thơ trong thời hạn không quá 12 tháng sau khi kết thúc thẩm định và gửi cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
9. Các hồ sơ môi trường khác sau khi nhà máy xay xát lúa gạo đi vận hành

Khi dự án đi vào vận hành, Chủ dự án phải thực hiện:

- Lập văn bản thông báo kế hoạch vận hành thử ngiệm các công trình xử lý chất thải (Mẫu số 09 phụ lục VI nghị định 40 NĐ-CP);

- Lập văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường (Mẫu số 12 phụ lục VI nghị định 40 NĐ-CP);

 - Báo cáo kết quả thực hiện các công trình, và biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (Mẫu số 13 phụ lục VI nghị định 40 NĐ-CP).

- Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ;

Mọi chi tiết xin liên hệ Công ty TNHH Phát triển Công nghệ sạch Phương Nam: 0939873836

 

 

 

Tin liên quan

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây