Các vấn đề liên quan về quản lý và xử lý chất thải nguy hại đối với doanh nghiệp

 22:00 28/10/2020        Lượt xem: 3416

Các vấn đề liên quan về quản lý và xử lý chất thải nguy hại đối với doanh nghiệp
Công ty TNHH Phát triển Công nghệ sạch Phương Nam chuyên tư vấn lập các hồ sơ môi trường như báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch vận hành thử nghiệm, báo cáo xác nhận hoàn thành công trình xử lý chất thải, giấy phép xả thải, đăng ký sổ chủ nguồn thải nguy hại, giấy phép khai thác nước ngầm nước mặt,...cho các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, nhà xưởng, các cơ sở sản xuất, cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện, … trên địa bàn các quận huyện trực thuộc thành phố Cần Thơ và các tỉnh: An Giang; Hậu Giang; Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau..
1. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại (điều 7 nghị định 38/2015NĐ-CP)
- Đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại nếu cơ sở phát sinh CTNH có thời gian hoạt động lớn hơn 01 (một) năm hoặc phát sinh CTNH hàng năm với tổng số lượng lớn hơn 600 (sáu trăm) kg/năm.
Trường hợp chủ nguồn thải có giới hạn về số lượng, thời gian hoạt động và loại hình phát sinh CTNH thì không phải thực hiện thủ tục đăng ký chủ nguồn thải nguy hại.
- Có biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải nguy hại; tự chịu trách nhiệm về việc phân định, phân loại, xác định số lượng chất thải nguy hại phải báo cáo và quản lý.
- Có khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại; lưu giữ chất thải nguy hại trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
- Trường hợp không tự tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại tại cơ sở, chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải ký hợp đồng để chuyển giao chất thải nguy hại với tổ chức, cá nhân có giấy phép phù hợp.
- Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm định kỳ 06 (sáu) tháng báo cáo về việc lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh với Sở Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ khi chưa chuyển giao được trong các trường hợp sau:
+ Chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi;
+ Chưa tìm được chủ xử lý chất thải nguy hại phù hợp.
- Lập, sử dụng, lưu trữ và quản lý chứng từ chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải nguy hại (định kỳ và đột xuất) và các hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải nguy hại theo quy định.
- Khi chấm dứt hoạt động phát sinh chất thải nguy hại, phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng.
2. Yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với chủ nguồn thải CTNH

a. Bao bì CTNH
    - Bao bì CTNH (vỏ cứng hoặc vỏ mềm) bảo đảm lưu giữ an toàn CTNH, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ.
- Bao bì mềm được buộc kín và bao bì cứng có nắp đậy kín để bảo đảm ngăn chất thải rò rỉ hoặc bay hơi.
    - Chất thải lỏng, bùn thải dạng nhão hoặc chất thải có các thành phần nguy hại dễ bay hơi phải chứa trong bao bì cứng không vượt quá 90% dung tích hoặc mức chứa cao nhất cách giới hạn trên của bao bì là 10 cm.
b. Thiết bị lưu chứa CTNH
- Thiết bị lưu chứa (có vỏ cứng với cỡ lớn hơn các bao bì thông thường, như các bồn, bể, công ten nơ...) phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:
+ Bảo đảm lưu chứa an toàn CTNH, có gia cố hoặc thiết kế đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí xếp, dỡ hoặc nạp, xả chất thải để tránh rò rỉ.
+ Kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng.
+ Có biển dấu hiệu cảnh báo theo TCVN 6707:2009 với kích thước ít nhất 30 cm mỗi chiều.

- Thiết bị lưu chứa CTNH ở thể lỏng hoặc có thành phần nguy hại dễ bay hơi phải có nắp đậy kín, bảo đảm mức chứa cao nhất cách giới hạn trên của thiết bị lưu chứa 10 cm.
- Trường hợp thiết bị lưu chứa CTNH không có các thành phần nguy hại dễ bay hơi thì có thể không cần nắp đậy kín nhưng phải có mái hoặc biện pháp che hoàn toàn nắng, mưa khác và biện pháp kiểm soát gió trực tiếp vào bên trong.
- Thiết bị lưu chứa CTNH có dung tích từ 02 m3 trở lên và đáp ứng các quy định tại Mục này được đặt ngoài trời nhưng phải đảm bảo kín khít, không bị nước mưa lọt vào.
- Trường hợp lưu chứa loại hoặc nhóm CTNH có khả năng phản ứng hóa học với nhau trong cùng thiết bị lưu chứa thì phải có biện pháp cách ly bảo đảm loại hoặc nhóm CTNH không tiếp xúc với nhau trong quá trình lưu chứa.
3. Cơ sở pháp lý
- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại;
- Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu;
- Thông tư liên tịch 58/2015 /TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế.
- TCVN 6707:2009 về chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo.

4. Một số mã CTNH điển hình

16 01 06

Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải

08 02 04

Hộp mực in thải có các thành phần nguy hại

08 02 01

Mực in thải có các thành phần nguy hại

16 01 09

Sơn, mực, chất kết dính và nhựa thải có các thành phần nguy hại

16 01 12

Pin, ắc quy thải từ nguồn thải sinh hoạt

16 01 08

Các loại dầu mỡ thải

18 02 01

Chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm cả vật liệu lọc dầu chưa nêu tại các mã khác), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại

18 01 03

Bao bì cứng thải bằng nhựa

18 01 01

Bao bì mềm thải

19 06 01

Pin, ắc quy chì thải

19 06 02

Pin Ni-Cd thải

19 06 03

Pin, ắc quy thải có thủy ngân

19 06 04

Chất điện phân từ pin và ắc quy thải

19 06 05

Các loại pin, ắc quy khác
























 
Tin liên quan
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây