Xử lý nước thải trạm y tế

 10:13 15/09/2020        Lượt xem: 2312

Xử lý nước thải trạm y tế

Trong thời điểm hiện nay, bệnh dịch xuất hiện ngày càng nhiều, khiến cho các trạm y tế vô tình trở thành một trong những nơi lây lan nguồn bệnh cho cộng đồng. Nước thải trạm y tế chưa qua xử lý còn là nguồn tích luỹ các chất độc hại phức tạp và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn có hại với sức khoẻ con người.

Tuỳ theo mức độ và kinh phí mà các trạm y tế lựa chọn hệ thống cũng như quy mô xử lý nước thải phù hợp nhất. Hiện nay trên thị trường việc áp dụng các công nghệ khoa học vào hệ thống xử lý nước thải đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, việc lọc thải bằng phương pháp sinh học đang là biện pháp ưu tiên hàng đầu khi quyết định xây dựng hệ thống xử lý nước thải trạm y tế.
1. Thành phần tính chất nước thải trạm y tế

Lượng nước thải phát sinh dự kiến của các bệnh viện:

STT

Quy mô bệnh viện
(số giường bệnh)

Tiêu chuẩn nước cấp
(l/giường.ngày)

Lượng nước thải
ước tính
(m3/ngày)

1

<150

700

70

2

100 – 300

700

100 – 200

3

300 – 500

600

200 -300

4

500 – 700

600

300 – 400

5

> 700

600

>400

6

Bệnh viện kết hợp nghiên cứu + đào tạo

1000

>500

Trung tâm KTMT đô thị và KCN –Trường ĐHXD, Hà Nội, 2002

 

STT

Thông số ô nhiễm

Đơn vị

Khoảng ô nhiễm

Giá trị điển hình

QCVN 28/2010 cột B

1

pH

7.2 – 8.5

7.8

6,5 – 8,5

2

BOD­5

mg/L

190 – 250

225

30

3

COD

mg/L

260 – 350

320

50

4

SS

mg/L

100 – 200

145

50

5

Amoni (N – NH4+)

mg/L

20 – 50

40

5

6

Nitrat (N – NO3)

mg/L

0 – 0.5

0.2

30

2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải trạm y tế


3. Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải trạm y tế

(1) Bể điều hòa:  
Nước thải sinh hoạt, rửa dụng cụ từ trạm y tế qua được thu gom theo hệ thống ống chảy qua lưới lược rác vào bể điều hòa. 
Bể điều hòa được xáo trộn bằng hệ thống sục khí cấp bởi hai máy thổi khí đặt tron nhà điều hành. Bể này có chức năng chính như sau:
-Điều hòa lưu lượng, ổn định nồng độ các chất gây ô nhiễm có trong nước thải, tránh gây sốc tải cho các công trình xử lý phía sau (do chế độ xả nước không ổn định) thông qua quá trình xáo trộn đều khắp thể tích bể.
-Giảm thể tích của các công trình xử lý phía sau, từ đó giảm chi phí đầu tư.
-Đảm bảo cho hệ thống luôn hoạt động ổn định;
-Phân hủy một phần các chất ô nhiễm, đặc biệt là chỉ tiêu amoni.
Hai bơm chìm được lắp tại đây và được điều khiển bởi hệ thống phao với 2 mức nước (cạn tắt, đầy bơm). Hai bơm này hoạt động luân phiên, có nhiệm vụ chuyển nước qua bể kỵ khí.
(2) Bể kỵ khí:
Tại bể kỵ khí, dưới tác dụng của các vi sinh vật kỵ khí phân giải các chất hữu cơ thành CH4, CO2, NH3, H2S, … Bể kỵ khí có các vai trò:
+ Phân hủy các chất hữu cơ, giảm nồng độ BOD, N, P cho các công trình xử lý phía sau.
+ Tăng hiệu quả xử lý N, P trong quy trình xử lý.
+ Phân giải các chất hữu cơ thành các chất dễ phân hủy khi chuyển qua bể hiếu khí.
Sau đó nước tràn lên bể lọc kỵ khí, qua các lớp cát - than - đá trước khi sang bể thiếu/hiếu khí.
(3) Bể thiếu khí/hiếu khí:
 Bể thiếu khí, hiếu khí được chia làm 2 khu vực: khu vực thiếu khí sục khí ít, bể hiếu khí sục khí nhiều.
-Khu vực thiếu khí có vai trò tăng cường khả năng khử Nitơ nhằm đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy trình. Bùn hoàn lưu từ bể lắng về bể thiếu khí sẽ tạo thành dòng cung cấp nitrat cùng cơ chất là nước thải từ bể kỵ khí sang. Vi sinh thiếu khí sẽ sử dụng các chất hữu cơ ô nhiễm có trong nước thải và oxy trong ion nitrit, nitrat cho quá trình tổng hợp tế bào và gia tăng sinh khối. Nhờ đó, các ion nitrit, nitrat bị khử thành N2.
-Tại khu vực hiếu khí, dưới sự cung cấp oxy không khí từ hai máy thổi khí chạy luân phiên trong nhà điều hành, các vi sinh hiếu khí sẽ sinh trưởng và phát triển sinh khối nhờ vào quá trình tiêu thụ các chất hữu cơ ô nhiễm. Bể có bố trí giá thể để vi sinh sinh trưởng và phát triển, làm tăng nồng độ sinh khối, từ đó nâng cao hiệu quả xử lý. Cụ thể quá trình như sau:
+ Không khí được đưa vào bằng máy thổi khí, lượng oxy hòa tan trong nước thải luôn được duy trì trong khoảng 2 – 4 mg/L nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cho sinh vật sống tiêu thụ chất hữu cơ trong nước thải. Tại đây các chất hữu cơ ô nhiễm được vi sinh vật sử dụng làm nguồn thức ăn để tạo nên tế bào mới. Sản phẩm của quá trình này chủ yếu là CO2, H2O và sinh khối vi sinh vật. Trong quá trình phân hủy chất hữu cơ, vi sinh vật cũng tiêu tốn một lượng nhỏ Nito và Photpho. Do đó, hỗn hợp NPK cũng được bơm vào tại đây để cung cấp cơ chất cho vi sinh phát triển. 
(4) Bể lắng:
Tại bể lắng, bùn sinh học sẽ được lắng lại tại đây còn nước tiếp tục chảy qua máng thu nước sang bể trung gian. Phần bùn tại bể lắng sẽ được chia thành hai dòng như sau:
- Dòng tuần hoàn trở lại bể thiếu khí để duy trì nồng độ sinh khối giúp quá trình khử BOD, N đạt hiệu quả cao.
-Dòng bùn dư rất ít được xả vào bể chứa bùn. Định kỳ thuê xe hút hầm cầu đưa đi xử lý theo quy định hoặc phơi khô làm phân bó cho cây trồng.

Dòng bùn được bơm tuần hoàn từ bể lắng về bể thiếu khí được bơm bằng bơm khí nâng (Airlift Pump).
(5) Bể khử trùng
Sau khi qua bể lắng, phần nước trong tiếp tục qua bể khử trùng thông qua tiếp xúc với chlorine chứa trong hộp khử trùng đặt trong bể khử trùng. Tại đây cũng bó trí 04 đá  sục khí để giúp phần hòa trộn chlorine. Nước sau bể khử trùng đạt tiêu chuẩn xả thải loại A theo QCVN 28:2010/BTNMT
.

Đây là quy trình xử lý nước thải y tế cơ bản, liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn rõ hơn về công nghệ xử lý nước thải mới nhất hiện nay.

 
Tin liên quan

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây