Xử lý nước thải bệnh viện

 16:21 17/09/2019        Lượt xem: 1664

Xử lý nước thải bệnh viện

Công ty TNHH Phát triển Công nghệ sạch Phương Nam chuyên tư vấn, thiết kế, thi công lắp đặt các công trình xử lý nước thải bệnh viện với chi phí thấp và hiệu quả trên địa bàn các quận huyện trực thuộc thành phố Cần Thơ và các tỉnh: An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang...Công ty chúng tôi không ngừng tìm ra các giải pháp môi trường tiên tiến nhất hiện nay để phục vụ các quý khách hàng và đối tác.
1. Thành phần và nguồn gốc nước thải bệnh viện

Nước thải bệnh viện bao gồm 02 nguồn: Nước thải y tế và nước thải sinh hoạt:

-       Nước thải y tế phát sinh từ các phòng khám, phòng phẫu thuật, phòng thí nghiệm, xét nghiệm và các khoa trong bệnh viện. Nước thải này chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh, máu, các hóa chất, dung môi trong dược phẩm…, từ phòng thanh trùng dụng cụ y khoa với nhiệt lượng cao, từ nhà giặt tẩy….

-       Nước thải sinh hoạt sinh ra từ toilet, bể tự hoại, nước rửa tay, tắm giặt… của cán bộ công nhân viên bệnh viện, khu nội trú, người nuôi bệnh, người thăm bệnh, người đến khám bệnh. Nước thải sinh hoạt cũng phát sinh từ căn tin, bếp ăn tập thể….

Nước thải y tế (bệnh viện) mang một lượng lớn vi khuẩn gây bệnh, kháng sinh từ y tế, do đó việc xả thải ra môi trường khi chưa được xử lý triệt để sẽ gây lây nhiễm các mầm bệnh vào hệ sinh thái, môi trường đất, nước gây dịch bệnh khó kiểm soát cho cộng đồng và mất cân bằng sinh thái.

Các thành phần chính của nước thải y tế (bệnh viện) như: Các chất hữu cơ; các chất dinh dưỡng; các chất rắn lơ lửng; các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm…Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh; các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ.

Bảng nồng độ ô nhiễm của nước thải bệnh viện

STT

Thông số

Đơn vị

Nồng độ ô nhiễm

1

pH

-

6 - 8

1

BOD5

mg/L

150 - 250

2

COD

mg/L

300 - 500

3

Chất rắn lơ lửng

mg/L

100 - 150

4

Tổng Coliform

MNP hoặc CFU/100 ml

10- 107

 2. Chất lượng nước thải bệnh viện sau xử lý 

Nước thải sau xử lý đạt cột A theo QCVN 28:2010/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

Chất lượng nước thải bệnh viện sau xử lý

TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị C

A

B

1

pH

-

6,5 – 8,5

6,5 – 8,5

2

BOD5 (20oC)

mg/l

30

50

3

COD

mg/l

50

100

4

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

mg/l

50

100

5

Sunfua (tính theo H2S)

mg/l

1,0

4,0

6

Amoni (tính theo N)

mg/l

5

10

7

Nitrat (tính theo N)

mg/l

30

50

8

Phosphat (tính theo P)

mg/l

6

10

9

Dầu mỡ động thực vật

mg/l

10

20

(theo QCVN 28:2010/BTNMT)

3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải bệnh viện

quy trình xử lý nước thải bệnh viện, công nghệ xử lý nước thải bệnh viện, cách xử lý nước thải bệnh viện hiệu quả

Hình 1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện

4. Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải bệnh viện

Nước thải từ các nguồn phát thải theo đường ống thu gom chảy về hố thu gom- song chắn rác đặt trước bể điều hòa. Song chắn rác có tác dụng loại bỏ những vật liệu nổi lơ lửng có kích thước lớn trong nước thải như giẻ, giấy…Những tạp chất này có thể gây tắc nghẽn đường ống, làm hỏng máy bơm. Rác định ký được vớt lên bằng thủ công rồi đem đi chôn lấp tại nơi quy định, nước thải sau khi tách rác được chảy về bể điều hòa.

Do tính chất của nước thải dao động theo thời gian trong ngày, (phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: nguồn thải và thời gian thải nước). Vì vậy, bể điều hòa là công trình đơn vị không thể thiếu trong bất kỳ một trạm xử lý nước thải nào. Đặc biệt đối với nước thải bệnh viện

Trong bể chứa điều hòa có lắp đặt hệ thống sục khí khuấy trộn nhằm tăng cường mức độ đồng đều của nước thải về thành phần trước khi vào các công đoạn xử lý tiếp theo. Việc sục khí khuấy trộn còn có tác dụng chống lắng cặn lơ lửng để tránh làm giảm thể tích làm việc hữu ích của bể và tránh được hiện tượng phân hủy yếm khí trong thời gian nước thải lưu tại bể, điều này phát sinh mùi khó chịu.

Từ bể điều hòa, nước thải được bơm vào ngăn trộn keo tụ. Hóa chất cần thiết (ở đây dụng keo tụ  PAC) được đưa vào nhờ bơm định lượng và khuấy trộn đều với nước thải bằng cơ cấu trộn thủy lực. Tại đây các bông keo tụ được hình thành và lắng xuống đáy bể.

Để tăng cường quá trình phát triển của bông keo tụ, tại đây có thể đưa thêm chất trợ keo tụ Polymer vào buồng phản ứng tạo bông ở giữa bể lắng. Trong cùng lắng của bể, các hạt cặn lơ lửng có trong nước thải sẽ liên kết với các bông keo tụ làm cho kích thước của chúng ngày càng lớn và dưới tác dụng của trọng lực sẽ bị lắng xuống dưới đáy bể. Nước trong sau khi lắng tràn vào máng thu nước, theo đường ống dẫn chảy vào bể xử lý sinh học kỵ khí. Cặn bùn lắng xuống đáy bể định kỳ xả về bể chứa bùn qua đường ống xả bùn lắp ở đáy bể.

Trong bể sinh học kỵ khí các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải (hiệu suất xử lý của bể UASB tính theo COD, BOD đạt 60 – 80%) thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3,…), theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí -> CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới

Sau bể kỵ khí nước thải được dẫn qua cụm bể thiếu khí và bể hiếu khí. Bể thiếu khí kết hợp hiếu khí được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-.Trong bể sinh học hiếu khí, các vi sinh vật hiếu khí có nhiệm vụ phân hủy và chuyển hóa các chất hữu cơ thành sinh khối, co­­­­2 và nước. Các sinh vật này tập hợp lại dưới dạng bông bùn hoạt tính, chúng sử dụng oxy hòa tan từ hệ thống phân phối khí. Khi nguồn oxy hòa tan được đảm bảo, quá trình oxy hóa sinh học các chất ô nhiễm diễn ra triệt để. Nước thải sẽ được làm sạch và sinh khối vi sinh vật tăng lên. Từ đó, bùn hoạt tính được hoàn lưu lại quá trình thiếu khí

Nước thải sau khi ra khỏi bể bùn hoạt tính chảy tràn qua bể lắng. Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn ( vi sinh vật). Bùn sau khi lắng được bơm tuần hoàn về bể kỵ khí nhằm duy trùy nồng độ vi sinh vật trong bể. Phần bùn dư được bơm về bể chứa bùn, phần nước bùn được hoàn lưu về bể điều hòa. Bùn được lưu trữ và được đơn vị có chức năng thu gom xử lý định kỳ.

Nước thải sau khi lắng được thu vào máng thu nước và được bơm vào bồn lọc áp lực và được khử trùng trên đường ống để tiêu diệt các vi khuẩn, vi sinh vật có hại trước khi ra nguồn tiếp nhận. 

Đây là quy trình xử lý nước thải y tế cơ bản, liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn rõ hơn về công nghệ tiên tiến khác trong xử lý nước thải.

Tin liên quan

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây