Cỏ vetiver (cỏ hương bài) và ứng dụng của chúng trong xử lý nước thải

 16:46 10/11/2020        Lượt xem: 2922

Cỏ vetiver (cỏ hương bài) và ứng dụng của chúng trong xử lý nước thải

Công ty TNHH Phát triển Công nghệ sạch Phương Nam chuyên tư vấn xử lý nước thải, lắp đặt hầm ủ Biogas, lập các hồ sơ môi trường như báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch vận hành thử nghiệm, báo cáo xác nhận hoàn thành công trình xử lý chất thải, giấy phép xả thải, đăng ký sổ chủ nguồn thải nguy hại, giấy phép khai thác nước ngầm nước mặt,...cho các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, nhà xưởng, các cơ sở sản xuất, cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện, … trên địa bàn các quận huyện trực thuộc thành phố Cần Thơ và các tỉnh: An Giang; Hậu Giang; Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau..
I. KHÁI QUÁT VỀ CỎ VETIVER

- Loài cỏ Vetiver có tên khoa học Vetiveria Zizanioides L. thuộc họ Graminae, họ phụ Panicoideae, tộc Andropogoneae, tộc phụ Sorghinae.

- Các kết quả nghiên cứu cho thấy có 12 giống cỏ Vetiver được phát hiện.

- Giống Vetiveria nemoralis là giống có thể ra hoa kết hạt, có nguồn gốc và mọc rộng rãi ở các vùng núi cao ở Thái Lan, Lào, Việt Nam.
+ V. zizanioides: Mọc cao to, thân cứng và khỏe; Bộ rễ dày hơn và mọc sâu.
+ V. nemoralis: Thân thấp, mềm; Bộ rễ ngắn; Và quan trọng là loại này có khả năng phát tán.

- Ở Việt Nam, trong quyển sách “Tên cây rừng Việt Nam” của Nhà xuất bản Nông nghiệp (1992) ghi nhận cỏ Vetiver được gọi là cỏ Hương bài hoặc cỏ Hương lau, có tên khoa học là Vetiveria zizanioides L. Giống cỏ này đã được trồng ở Thái Bình để sản xuất dầu thơm.

1. Đặc điểm hình thái của Cỏ Vetiver:

- Cỏ Vetiver có dạng thân cọng, chắc, đặc, cứng và hóa gỗ. Thân cỏ mọc thẳng đứng, cao trung bình 1,5-2 m. Phiến lá hẹp, dọc theo rìa lá có răng cưa bén. Rễ chùm không mọc trải rộng mà cắm thẳng đứng sâu 3-4 m, rộng đến 2,5 m sau hai năm trồng. Rễ của loài Vetiveria zizanioides có chứa tinh dầu, chất lượng tốt nhất 18 tháng sau khi trồng với lượng tinh dầu 2-2,5% trọng lượng khô (Mekonnen, 2000).

- Phiến lá hẹp, dài khoảng 45-100cm, rộng khoảng 6-12mm, dọc theo rìa lá có răng cưa bén.

- Cỏ Vetiver cần lượng mưa khoảng 300 mm, nhưng trên 700 mm có lẽ thích hợp hơn để cỏ tồn tại suốt thời gian khô hạn, thông thường cỏ Vetiver cần một mùa ẩm ướt ít nhất 03 tháng. Là loại cây C4 nên chúng thích hợp trong vùng có lượng ánh sáng cao. Cỏ Vetiver không phát triển tốt dưới bóng râm.
- Loài Vetiveria zizanioides được dùng phổ biến vì có đặc điểm không tạo hạt, nhân giống chủ yếu bằng phương pháp vô tính nên không thể mọc tràn lan như các loại cỏ dại khác (Hanping, 2000).

2. Bộ rễ cỏ Vetiver

– Dạng thân cọng, chắc, đặc, cứng và hoá gỗ. Cỏ Vetiver mọc thành bụi dày đặc. Từ gốc rễ mọc ra rất nhiều chồi ở các hướng. Thân cỏ mọc thẳng đứng, cao trung bình 1,5-2m. Phần thân trên không phân nhánh, phần dưới đẻ nhánh rất mạnh.

– Rễ là phần có tác dụng lớn và quan trọng nhất của cỏ Vetiver. Hệ thống rễ cỏ vetiver không mọc trải rộng mà lại cắm thẳng đứng sâu vào trong đất, kể cả rễ chính, rễ thứ cấp hoặc rễ dạng sợi. Rễ có dạng chùm không mọc trải rộng mà lại cắm thẳng đứng sâu 3-4m, rộng đến 2,5m sau vài năm trồng (phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng)

– Cỏ Vetiver có sức chịu đựng đối với sự biến động khí hậu cực kỳ lớn như hạn hán kéo dài, lũ lụt, ngập úng. Khả năng chịu ngập úng kéo dài đến 45 ngày ở luồng nước sâu 0,6-0,8m.

– Có thể thích nghi rộng đối với nhiều vùng sinh thái khác nhau, phát triển được ở những vùng đất khá khắc nghiệt và cỏ được trồng với mục đích chống xói mòn, sạt lở đất để bảo vệ đất đai hoa màu.

3. Sự phân bố kim loại nặng trong cỏ Vetiver


                                                                      (Nguồn : Vetiver system – the green tool against erosion)

4. Khả năng hấp thụ kim loại

- Sự phân bố kim loại nặng trong cỏ Vetiver có thể chia làm 3 nhóm:

- Rất ít As, Cd, Cr và Hg do rễ hấp thụ được chuyển lên thân lá (1-5%).

- Một lượng vừa phải Cu, Pb, Ni và Se do rễ hấp thụ được chuyển lên thân lá (16-33%).

- Zn được phân bố đồng đều ở thân lá và rễ (40%).

II. CÁC ỨNG DỤNG CỦA CỎ VETIVER

- Cỏ Vetiver phù hợp với đất có độ chua, độ mặn, độ phèn cao, có hàm lượng Na và Mg cao.

- Cỏ Vetiver phù hợp với đất và nước có hàm lượng Al, Mn cao và những kim loại nặng như As, Cd, Cr, Ni, Pb, Hg, Se và Zn.

- Cỏ Vetiver có khả năng hấp thụ một lượng lớn N và P hòa tan trong nước thải.

- Cỏ Vetiver phù hợp với đất có hàm lượng chất dinh dưỡng cao.

- Cỏ Vetiver có khả năng chịu nồng độ thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ cao.

- Cỏ Vetiver có khả năng phân hủy một số hợp chất hữu cơ liên quan với thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ.

- Cỏ Vetiver có thể phục hồi rất nhanh sau khi bị ảnh hưởng của hạn hán, giá lạnh, cháy, nhiễm mặn và những điều kiện bất lợi khác sau khi những điều kiện này kết thúc.
III. ỨNG DỤNG CỎ VETIVER TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

- Ở Ôxtrâylia 1,4 triệu lít nước thải/ngày tại một nhà máy chế biến lương thực và 1,4 triệu lít nước thải/ngày tại một lò mổ sản xuất thịt bò (Smeal et al., 2003).

- Ở Srilanka, nhà máy sản xuất pin, bóng đèn, mực in Mn, Fe, Cu, Zn, Pb, 30-50%

- Ở Ôxtrâylia và Trung Quốc, Vetiver được trồng trên các bãi rác và lấy luôn nước thải thấm rỉ để tưới.

- Xử lý nước thải ở các trại lợn, chất thải được phân hủy phần lớn tại các đồng cỏ vetiver ngập nước và chất lượng môi trường đã được cải thiện.
- Ở Việt Nam bước đầu thử nghiệm tại nhà máy chế biến hải sản. Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng Nitơ tổng trong nước thải giảm 88% sau 48 giờ và giảm 91% sau 72 giờ, hàm lượng Phốtpho tổng giảm 80% sau 48 giờ và 82% sau 72 giờ. (Lưu Thái Danh et al., 2006).

- Một số đầm hồ nuôi cá ở đồng bằng sông Cửu Long

- Nước thải từ một xí nghiệp sản xuất giấy ở Bắc Ninh

- Nhà máy phân đạm Hà Bắc

Thanh lọc nước thải sinh hoạt và nước thải nhiễm chất hữu cơ. 

100 khóm cỏ Vetiver trên diện tích 50m2 có khả năng phân hủy hết tạp chất hữu cơ từ khu vệ sinh công viên. Ngoài ra, thực tế cũng cho thấy loài cỏ này có khả năng xử lý 1,4 triệu lít nước thải chế biến thực phẩm/ngày và 1,5 triệu lít nước thải tại các lò giết mổ sản xuất thịt bò/ngày.

Xử lý nước rỉ từ bãi rác
Nước rỉ từ bãi chôn lấp rác thường có độ ô nhiễm chất hữu cơ và kim loại nặng, ở Australia và Trung Quốc đã xử lý thành công vấn đề này. Bằng cách trồng cỏ Vetiver trên bãi rác, và dùng nước rỉ để tưới chúng. Mức độ ô nhiễm giảm hẳn khi cỏ Vetiver phát triển tốt.

Nước rỉ từ những bãi rác thường mang nhiều hữu cơ cũng như kim loại nặng rất cao… Tuy nhiên, người ta đã tìm ra hướng giải quyết bằng cách trồng cỏ Vetiver xung quanh những bãi rác vì chúng có khả năng hấp thụ được nước thải rỉ. Nhờ thế mà nguồn nước ô nhiễm giảm đáng kể.
Xử lý nước thải chăn nuôi

Ngành chăn nuôi ngày càng có sự phát triển vượt bậc vì nhu cầu lượng thực của cả thế giới không ngừng tăng lên. Các trang trại chăn nuôi thường gây ra nhiều vấn đề xấu đối với môi trường và đe dọa đến sức khỏe của những khu dân cư chung quanh.

Do đó người ta thường sử dụng cỏ Vetiver tại những vùng đất ngập nước. Vai trò chính của cỏ Vetiver trong trường hợp này là phân hủy chất hữu cơ và giúp cải thiện được chất lượng môi trường

Xử lý nước thải nhiễm kim loại nặng

Một khả năng khác của cỏ Vetiver chính là khả năng hấp thụ kim loại nặng cùng những chất dinh dưỡng. Tuy hấp thụ 1 hàm lượng cao các chất này nhưng chúng vẫn có khả năng sinh sống rất tốt. 

Ứng dụng cỏ Vetiver trong xử lý ô nhiễm và bảo vệ đất

Ổn định đường cao tốc, đường ray xe lửa: Sử dụng công nghệ cỏ Vetiver trong lĩnh vực này vì chi phí rất thấp chỉ bằng khoảng 15% của biện pháp kỹ thuật thông thường dùng bê tông hoặc tường đá

Ổn định đê điều trong Nông nghiệp: Ổn định đê điều ven sông ở Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long để chống xói mòn và sạt lỡ do bão, lũ lụt ở những vùng đê ven biển, những vùng đồng bằng thấp thường hay bị nước mặn xâm nhập khi bị thủy triều lên cao và bão

Ổn định đất chua và kiểm soát xói mòn: Kiểm soát xói mòn và ổn định các rãnh thoát nước, các kênh, dòng nước bị đất chua như ở Bãi Sậy– Đồng Tháp ở châu thổ sông MêKông

Kiểm soát xói mòn do lũ lụt: Bảo vệ đất và vụ mùa khỏi thiệt hại do lũ lụt ở những vùng thường xảy ra lũ lụt và những vùng đất thấp.

Trồng lúa: Cố định đê điều, kênh tưới tiêu, cải tạo đất chua và mặn.

Tin liên quan
Hotline CSKH

0939 873 836

0292 373 4624


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây