21:45 30/12/2020 Lượt xem: 1692
Xử lý nước thải bằng bùn vi sinh hoạt tính ( xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học) được coi là công nghệ tối ưu nhất hiện nay. Bởi nó luôn luôn thân thiện với môi trường và mang lại hiệu quả cao bằng cách cung cấp, bổ sung các chủng vi sinh vật có khả năng xử lý các chất hữu cơ. Tham gia các chu trình chuyển hóa trong nước. Bản chất chính là quy trình nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính trong xử lý bể nước thải. Quy trình này bao gồm:
Trước khi khởi động hệ thống xử lý nước thải hoặc nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính cho hệ thống xử lý nước thải ta phải xác định lượng bùn vi sinh hoạt tính cần thiết để bổ sung vào bể sinh học.
Để xác định lượng bùn vi sinh cần thiết ta cần xác định nồng độ bùn hoạt tính cần thiết để duy trì khả năng xử lý của hệ thống xử lý nước thải. Nồng độ bùn hoạt tính thường do người thiết kế hệ thống xử lý nước thải lựa chọn theo tính chất nước thải. Nồng độ bùn trong bể sinh học hiếu khí (Aerotank) thường được duy trì từ 2000-5000 mg/l, có thể lên tới 1000mg/lit đối với bể sinh học MBR.
Trước khi tiến hành nuôi cấy bùn vi sinh, chúng ta cần phải kiểm tra hệ thống có khả năng nuôi cấy bùn vi sinh được hay không. Cụ thể chúng ta cần kiểm tra sơ bộ như sau:
STT | THÔNG SỐ | GIÁ TRỊ |
1 | pH | 6.5 – 8.5 |
2 | Nhiệt độ | 10 – 40 độ C |
3 | Nồng độ oxy hòa tan: DO | DO = 2 – 4 mg/l |
4 | Tổng hàm lượng muối hòa tan (TDS) | không quá 15 g/l |
5 | Chỉ tiêu BOD5 | không quá 500 mg/l |
6 | Tổng chất rắn | không vượt quá 150 mg/l |
7 | Tỉ lệ BOD5:N:P | 100:5:1 |
Không chứa các chất hoạt động bề mặt như dầu mỡ, xà phòng, các chất tẩy rửa và các chất độc gây ảnh hưởng đến khả năng xử lý vi sinh vật…
Trước khi tiến hành nuôi cấy chúng ta cần phải khởi động hệ thống, tiến hành kiểm tra hệ thống và cài đặt các thông số của các thiết bị trong hệ thống như: bơm chìm, máy khuấy, máy thổi khí, bơm đinh lượng và bồn chứa chất dinh dưỡng cần thiết. Điều chỉnh lưu lượng nước thải, lưu lượng khí cấp cho hệ thống xử lý sinh học. Sau đó ta tiến hành các bước khởi động như sau:
Bật máy thổi khí để cấp khí vào cho hệ thống, điều chỉnh hệ thống phân phối khí đều bể, kiểm tra nồng độ oxy hòa tan đảm bảo DO = 2 – 4 mg/l.
Vi sinh vật tồn tại trong môi trường nước rất nhiều, nhưng để rút ngắn thời gian nuôi cấy chúng ta phải bổ sung thêm 1 lượng bùn vi sinh hoạt tính vừa đủ để làm cơ chất và các chất nền có sẵn trong bùn vi sinh. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn các bước nuôi cấy vi sinh:
Nồng độ bùn cấp vào khoảng từ 10% đến 15% trên tổng nồng độ bùn cần thiết cho hệ thống. Toàn bộ thời gian nuôi cấy sẽ được kiểm soát về nồng độ nước thải đầu vào, cân đối chất dinh dưỡng cần thiết cho vi sinh vật phát triển…
Cho bùn vi sinh (đây phải là loại bùn đặc chủng có khả năng sinh trưởng phát triển tốt phù hợp với nước thải) vào bể sau đó bổ sung men vi sinh hiếu khí. Bật máy thổi khí sục liên tục. Sau 4h tiến hành kiểm tra các thông số của nước thải đầu vào, pH, DO, Nhiệt độ, SV30, ghi chép và lưu số liệu ban đầu.
Tắt máy sục khí để lắng 2h sau đó cho nước trong ra, cho lượng nước thải mới vào với lưu lượng 20%tổng lưu lượng nước thải xử lý trên 1h, sục khí và tiếp tục bổ sung men vi sinh hiếu khí. Chúng ta tiếp tục tiến hành kiểm tra các thông số của nước thải đầu vào, pH, DO, độ màu, mùi của bùn, kiểm tra thông số SV30. Ghi chép lại thông số để kiểm tra khả năng phát triển của vi sinh.
Tắt máy sục khí để lắng sau 2h và cho nước trong ra khỏi bể, cho lượng nước thải mới vào với lưu lượng 20% tổng lưu lượng nước thải xử lý trên 1h, sục khí và tiếp tục bổ sung men vi sinh hiếu khí vào bể. Tiến hành kiểm tra các thông số của nước thải đầu vào, pH, DO, độ màu, mùi của bùn, kiểm tra thông số SV30. Ghi chép lại thông số để kiểm tra khả năng phát triển của vi sinh.
Tắt máy sục khí để lắng sau 2h, cho hết phần nước trong ra ngoài, cho lượng nước thải mới vào với lưu lượng 20% tổng lưu lượng nước thải xử lý trên 1h. Sục khí và tiến hành kiểm tra thông số của nước thải đầu vào, pH, DO, độ màu, mùi của bùn, kiểm tra thông số SV30. Ghi chép lại thông số để kiểm tra khả năng phát triển của vi sinh.
Tắt máy sục khí để lắng sau 2h, cho hết phần nước trong ra ngoài, nạp nước mới, sục khí và tiến hành kiểm tra thông số của nước thải đầu vào, pH, DO, độ màu, mùi của bùn, kiểm tra thông số SV30. Sau 5 ngày theo dõi nếu thấy nồng độ SV30 tăng lên công với sự đánh giá giá về đặc tính của bùn vi sinh và cảm quan tốt. Ta tiến hành nâng tải trọng lưu lượng nước thải lên 30% tổng lưu lượng nước thải/giờ.
Kiểm tra các thông số nước thải đầu vào, điều kiện nhiệt độ, pH, DO ổn định. Múc mẫu nước thải kiểm tra khả năng tạo bông và khả năng lắng của bùn, nếu vẫn đang trên đà phát triền tốt thì chúng ta, nồng độ SV30 đạt khoảng 15-20% thể tích cốc. Ta tiến hành cấp nước thải vào liên tục nhưng với tải trọng lưu lượng nước thải khoảng 10% tổng lưu lượng nước thải/giờ. bật hệ thống cung cấp khí chạy theo chế độ Auto.
Cứ tiếp tục theo dõi và kiểm tra các thông số, nếu nồng độ bùn tiếp tục tăng lên thì chúng ta tiến hành tăng thêm công suất cho hệ thống cho đên khi Full tải trọng. ( Trong khoảng thời gian này bạn cần chú ý đến các thông số như SV30, SVI, F/M và tuổi bùn)
Nếu thấy chất lượng đầu ra không đạt phải xem xét lại chế độ hoạt động, kiểm tra thông số đầu vào. Đánh giá bùn, theo dõi nước đầu vào, tăng thời gian lưu cho bể để đảm bảo lượng nước ra luôn luôn đảm bảo đạt tiêu chuẩn đầu ra.
– Bổ sung thêm Enzym, Các vi lượng, đa lượng…
0939 873 836
0292 373 4624