Địa điểm xây dựng cơ sở giết mổ gia súc gia cầm phải nằm trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Cách 500m với khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường quốc lộ, sông, suối, nguồn cung cấp nước sinh hoạt; cách biệt 1km với trại chăn nuôi, chợ buôn bán gia súc, gia cầm và các nguồn gây ô nhiễm như bãi rác, nghĩa trang, nhà máy thải bụi và hóa chất độc hại (mục 2.1 QCVN 150: 2017/BNNPTNT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung)
Công ty TNHH Phát triển Công nghệ sạch Phương Nam chuyên tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và các hồ sơ môi trường khác như kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi...
Nhóm các dự án về chế biến gỗ phải lập ĐTM: Dự án đầu tư xây dựng cơ sở chế biến gỗ, dăm gỗ từ gỗ tự nhiên có công suất từ 5.000 m³ sản phẩm/năm trở lên; Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất ván ép có công suất từ 100.000 m2/năm trở lên; Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ có tổng diện tích kho, bãi, nhà xưởng từ 10.000 m2 trở lên
Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô vượt quá 5 m3/ngày đêm và chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ (khoản 3 điều 16 nghị định 201/2013/NĐ-CP) thì cần lập giấy phép xá thải.
- Đối với nước ngầm: Tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô vượt quá 10 m3/ngày đêm phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất (chương 2, thông tư 27/2014/TT-BTNMT) - Đối với nước mặt: Việc khai thác nước mặt của tổ chức, cá nhân đó nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh với quy mô vượt quá 100m3/ngày đêm thì sẽ phải xin cấp phép (Điều 16 Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật tài nguyên nước).