07:38 18/09/2019 Lượt xem: 4869
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng ở nước ta chiếm khoảng 20% trong cơ cấu kinh tế. Cùng với sự phát triển ngày càng đa dạng của các sản phẩm nông nghiệp chính là sự phát triển của các sản phẩm thuốc BVTV. Thuốc BVTV góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, đảm bảo năng suất cây trồng, mang lại lợi nhuận cho nông dân. Mỗi năm, nông dân cả nước đã sử dụng hàng trăm tấn thuốc bảo vệ thực vật các loại để bảo vệ thành quả mùa màng. Hệ quả là, rất nhiều nơi môi trường nước, môi trường đất, hệ sinh thái cùng các loài thủy sinh vật bị hủy diệt vì lượng thuốc bảo vệ thực vật này. Hơn nữa, việc lạm dụng quá vào thuốc bảo vệ thực vật còn gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nông sản cũng như cuộc sống của chính người nông dân.
Nước thải thuốc bảo vệ thực vật là một loại nguồn thải độc hại vô cùng độc hại bởi thành phần chất hóa học trong thuốc ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Lượng nước thải từ các công ty sản xuất thuốc bảo vệ thực vật hiện nay không nhiều nhưng độc tính lại rất cao. Đặc trưng của nước thải sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật là chứa nhiều hợp chất hữu cơ mạch vòng khó phân hủy, nếu không được xử lý triệt để thì về lâu dài lượng nước thải này sẽ tích tụ, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước xung quanh và ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Vì vậy mà việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật là việc làm cấp thiết hiện nay để bảo vệ môi trường và cuộc sống của con người.
1. Thành phần và nguồn gốc phát sinh nước thải sản xuất thuốc trừu sâu, thuốc bảo vệ thực vật
Nước thải sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật phát sinh từ:
- Nước thải từ hệ thống xử lý bụi, khí có chứa chất lơ lửng, hữu cơ.
- Nước rửa chai lọ, bao bì, thùng phuy, thùng chứa nguyên liệu có chứa chất lơ lửng, chất hữu cơ.
- Nước vệ sinh máy móc, nhà xưởng,… có chứa đất, cát, chất lơ lửng, chất hữu cơ.
- Nước thải sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật có đặc tính chung là tan được trong nước nhưng có những chất hữu cơ độc hại khó phân hủy. Tác động tiêu cực của sự ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật là làm suy thoái chất lượng môi trường, gây nên hiện tượng phú dưỡng nước, ô nhiễm nước, giảm tính đa dạng sinh học của khu vực.
- Nước thải từ quá trình vệ sinh thiết bị, máy móc và nhà xưởng thường chứa các hợp chất có trong thành phần thuốc trừ sau như carbonat hữu cơ, phosphat hữu cơ,… các dung môi như xylen và các chất phụ gia như keo,cát,…
- Nước thải từ quá trình rửa chai, bao bì và thùng chứa. Đối với các chai đã qua một lần sử dụng, doanh nghiệp sẽ mua lại từ các nguồn hàng để tái sử dụng. Các chai này được vệ sinh sạch trước khi sử dụng và sẽ làm phát sinh một lượng nước thải, và lượng nước thải này chỉ mang tính chất thời vụ. Còn với các loại bao bì, thùng chứa nguyên liệu hóa chất, doanh nghiệp sau khi rửa sạch bằng dung dịch kiềm loãng sẽ bán cho các đơn vị thu mua khác.
Ngoài ra còn có nguồn nước thải từ khu nhà ăn, khu vệ sinh… và nước thải sinh hoạt của công nhân viên của công ty
Bảng tính chất nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Nước thải sản xuất |
Nước thải sau trộn trước HTXLNT |
pH |
– |
9,21 |
6,5-7,5 |
SS |
mg/l |
286 |
57,2 |
COD |
mgO2/l |
3808 |
761,5 |
BOD5 |
mgO2/l |
763 |
252 |
N tổng |
mg/l |
279 |
55,8 |
P tổng |
mg/l |
0,24 |
0,048 |
Dầu tổng |
mg/l |
15 |
3 |
Chất hoạt động bề mặt |
mg/l |
0,206 |
0,0412 |
Coliform |
MPN/100ml |
<3 |
<3 |
Hóa chất BVTV: Carbaryl Carbofuran |
mg/l mg/l |
KPH KPH |
KPH KPH |
3. Công nghệ xử lý nước thải sản xuất thuốc trừu sâu, thuốc bảo vệ thực vật
Hình 1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất thuốc trừ sâu,
thuốc BVTV
4. Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật
Nước thải sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật được dẫn về hệ thống xử lý theo mương dẫn nước thải. Trước khi vào hố thu gom, nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô (bao bì, nhãn mác,…) để tránh làm tắc nghẽn bơm, ảnh hưởng đến hệ thống xử lý phía sau.
Sau đó, nước thải được bơm về bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đảm bảo cho các công trình sau hoạt động tốt. Tại bể điều hòa có đặt thiết bị sục khí để tránh lắng cặn, xảy ra hiện tượng phân hủy kỵ khí xảy ra trong bể.
Trước khi qua bể oxi hóa, nước thải được châm axit H2SO4 để giảm pH xuống còn 3 nhằm tạo điều kiện thích hợp để đi vào bể oxi hóa bằng hệ chất Fenton nhằm oxi hóa các hợp chất vô cơ, các hợp chất khó phân hủy thành dễ phân hủy tạo điều kiện cho quá trình xử lý sinh học tiếp theo. Lúc này, chất oxi hóa H2O2 và xúc tác KMnO4 và FeSO4.7H2O sẽ được bổ sung để phản ứng oxi hóa diễn ra.
Sau đó nước thải được dẫn về bể lắng để lắng bùn cặn sinh ra từ quá trình oxi hóa trên cũng đồng thời điều chỉnh pH về trung tính để cho các vi sinh vật trong bể Aerotank xử lý sinh học hoạt động tốt. Trong bể sinh học hiếu khí (Aerotank) các vi sinh vật hiếu khí có nhiệm vụ phân hủy và chuyển hóa các chất hữu cơ thành sinh khối, CO2 và nước. Các sinh vật này tập hợp lại dưới dạng bông bùn hoạt tính, chúng sử dụng oxy hòa tan từ hệ thống phân phối khí. Khi nguồn oxy hòa tan được đảm bảo, quá trình oxy hóa sinh học các chất ô nhiễm diễn ra triệt để. Nước thải sẽ được làm sạch và sinh khối vi sinh vật tăng lên. Từ đó, bùn hoạt tính được hoàn lưu lại quá trình thiếu khí để tiếp tục nhiệm vụ của mình.
Hiệu suất xử lý sau khi qua bể sinh học hiếu khí bùn hoạt tính COD, BOD đạt khoảng 85 – 90%.
Sau khi ra khỏi bể Aerotank, nước thải được đưa qua bể lắng II để lắng bùn sinh học. Một phần cặn bùn sẽ được đưa về bể chứa bùn để xử lý, một phần bùn cặn sẽ được tuần hoàn lại về bể Aerotank để đảm bảo mật độ sinh khối cho vi sinh vật. Đồng thời, nước tách bùn được tuần hoàn lại hố thu gom để xử lý.
Nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sau khi qua bể lắng II sẽ được đưa qua bể khử trùng để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Nước thải đầu ra sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải cho phép theo quy định xả thải của QCVN 40:2011/BTNMT
Trên đây là quy trình xử lý nước thải sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc BVTV cơ bản, liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn chi tiết về công nghệ xử lý nước thải mới nhất hiện nay.
0939 873 836
0292 373 4624