Xử lý nước thải nhà máy sản xuất cồn

 08:06 18/09/2019        Lượt xem: 2472

Xử lý nước thải nhà máy sản xuất cồn

Cồn có công thức hóa học là C2H5OH – còn gọi là etanol, ancol etylic. Ngoài loại chủ yếu này cồn còn có nhiều công thức khác nhưng chủ yếu đều có nhóm OH. Là chất lỏng không màu, mùi đặc trưng, vị cay. Tan vô hạn trong nước. Có thể tồn tại ở dạng lỏng và rắn,

Nguyên liệu sản xuất cồn chủ yếu là các chất chứa đường hoặc polysaccarit hoặc tinh bột như: gạo, tính bột sắn, rỉ đường (các nhà máy sản xuất mía đường sẽ có thêm dây chuyền sản xuất cồn); nước và nấm men.

Nước thải từ ngành công nghiệp sản xuất cồn thuộc loại nước thải ô nhiễm nặng, hàm lượng hữu cơ rất cao (ở dạng đậm đặc nước thải có COD từ 50.000 mg/l đến 100.000 mg/l), pH giá trị rất thấp (từ 4,2 đến 4,5), ngoài ra nhiệt độ cũng khá cao (từ 75 độ C đến 85 độ C). Do đó, việc giảm thiểu nồng độ ô nhiễm đạt tiêu chuẩn là hết sức khó khăn, đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp và nhiều ban ngành. Vì vậy mà việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất cồn là việc làm cấp thiết hiện nay để bảo vệ môi trường và cuộc sống của con người.

Công ty TNHH Phát triển Công nghệ sạch Phương Nam chuyên tư vấn, thiết kế, thi công lắp đặt các công trình xử lý nước thải sản xuất cồn với chi phí đầu tư thấp và đạt hiệu quả cao cho các doanh nghiệp, công ty, các cơ sở sản xuất trên địa bàn các quận huyện trực thuộc thành phố Cần Thơ và các tỉnh: An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau...Công ty chúng tôi không ngừng tìm ra các giải pháp môi trường tiên tiến nhất hiện nay để phục vụ các quý khách hàng và đối tác.

1. Thành phần và nguồn gốc phát sinh nước thải sản xuất cồn

Trong tất cả các công đoạn thì nước thải sau quá trình chưng cất và nước thải đáy tháp là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu.

Nước thải sản xuất cồn thường có nhiệt độ cao, pH thấp, có màu trắng đục do chứa nhiều tinh bột và dịch hèm dễ làm hư hại đường ống, ô nhiễm môi trường.

Tùy theo công nghệ sản xuất mà nước thải có thành phần ô nhiễm khác nhau:

- Nguyên liệu là tinh bột: pH (3-4); COD (20.000 – 25.000 mg/L), tỷ lệ  BOD/COD: 0,23 – 0,66; ngoài ra còn có N, P cao.

- Nguyên liệu là rỉ đường: pH (4 -4,5); COD (90.000 – 120.000 mg/L); BOD (35.000 – 60.000); N (350 -400), P (60-80); SS (9.000 – 12.000)

Bảng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất cồn

TT

THÔNG SỐ

ĐƠN VỊ

Giá trị

1

PH

4,3

2

SS

mg/L

2.360

3

COD

mg/L

76.000

4

BOD5

mg/L

26.000

5

TỔNG N

mg/L

340

6

TỔNG p

mg/L

27

7

TỔNG COLIFORMS

MPN/100mL

60.000

 

2. Công nghệ xử lý nước thải sản xuất cồn

công nghệ xử lý nước thải nhà máy sản xuất cồn, công nghệ xử lý nước thải công hiệu quả nhất
Hình 1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất cồn

3. Thuyêt minh công nghệ xử lý nước thải sản xuất cồn
 

Nước thải sản xuất cồn theo hệ thống thu gom từ các công đoạn sản xuất được dẫn qua lưới lọc rác để chặn lại có hạt có thể lọc trước khi vào hệ thống xử lý.

Thiết bị lọc chân không thùng quay bã thải có trong nước ở dạng huyền phù sẽ được giữ lại tại đây tận dụng làm thức ăn chăn nuôi.

Nước thải tiếp tục được dẫn qua bể điều hòa: tại đây máy thổi khí tiếp tục cung cấp khí cho bể. Khí sẽ được xáo trộn với nồng độ thích hợp nhằm ngăn chặn hiện tượng lắng cặn gây mùi hôi thối cho bể. Ngoài ra, bể còn có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ của nước thải.

Trong bể sinh học kỵ khí, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải (hiệu suất xử lý của bể UASB tính theo COD, BOD đạt 60 – 80%) thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3,…), theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí -> CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới

Bể Aerotank: Vi sinh vật trong bể Aerotank sẽ được thêm vào định kỳ từ bùn tuần hoàn tại bể lắng. Các VSV này sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là khí cacbonic và H2O làm giảm nồng độ bẩn trong nước thải. Trong bể Aerotank còn có thêm vật liệu tiếp xúc nhằm tăng cơ hội tiếp xúc giữa vi sinh vật với nước thải, đồng thời là môi trường để vi sinh vật phát triển và dính bám.

Sau khi xử lý sinh học, nước thải tràn qua bể lắng để lắng bùn. Tại đây nước di chuyển trong ống trung tâm xuống đáy bể sau đó di chuyển từ dưới lên trên chảy vào máng thu nước để tràn sang bể khử trùng. Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại bể sinh học thiếu khí và hiếu khí để duy trì nồng độ bùn, phần bùn thải sẽ được bơm vào bể chứa bùn.

Trong bể khử trùng Javen: Nước Javen sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Nhờ tác dụng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật nguy hiểm trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh.

Cuối cùng nước thải được bơm vào bồn lọc áp lực giúp loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng chưa làm được, đảm bảo độ trong trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận

Nước thải sau xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT sẽ xả ra nguồn tiếp nhận. Quá trình lọc áp lực sẽ tạo ra cặn trong bồn lọc, sau một thời gian làm việc bồn lọc áp lực được rửa lọc nhằm tách phần cặn ra khỏi bề mặt vật liệu lọc, nước rửa lọc sẽ được dẫn về hố thu.

Bùn dư của bể lắng sinh học và các bùn rắn từ các quá trình lược rác được dẫn về bể chứa bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ giúp cho bùn ổn định, dễ lắng và mất mùi hôi. Sau một thời gian, bùn được đưa vào máy ép bùn giúp giảm thể tích bùn, bùn ướt thành bùn khô và được đưa đi chôn lấp.

Trên đây là quy trình xử lý nước thải sản xuất cồn cơ bản, liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn chi tiết về công nghệ xử lý nước thải mới nhất hiện nay.

Tin liên quan

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây