Xử lý nước thải nhà máy mía đường

 08:00 18/09/2019        Lượt xem: 3062

Xử lý nước thải nhà máy mía đường

Mía đường – một trong những ngành sản xuất truyền thống của Việt Nam - đã từ lâu gắn bó mật thiết trong ngành nông nghiệp của nước ta. Theo thời gian, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, những tiến bộ trong khoa học – công nghệ, chất lượng đường cũng như sản lượng đường được làm ra cũng theo đó mà tăng lên. Bên cạnh đó thách thức được đặt ra là phải làm sao xử lý được một lượng nước thải rất lớn thải ra từ nhà máy, bởi nếu không được xử lý một cách triệt để thì rất dễ gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường cũng như đời sống của người dân.

Công ty TNHH Phát triển Công nghệ sạch Phương Nam chuyên tư vấn, thiết kế, thi công lắp đặt các công trình xử lý nước thải sản xuất mía đường với chi phí đầu tư thấp và đạt hiệu quả cao cho các doanh nghiệp, công ty, các cơ sở sản xuất trên địa bàn các quận huyện trực thuộc thành phố Cần Thơ và các tỉnh: An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau...Công ty chúng tôi không ngừng tìm ra các giải pháp môi trường tiên tiến nhất hiện nay để phục vụ các quý khách hàng và đối tác.

1. Thành phần và nguồn gốc phát sinh nước thải sản xuất mía đường

Nước thải ngành mía đường thường xuất phát từ các nguồn như:

- Từ quá trình ép mía vá quá trình làm mát các ổ trục của máy ép;

- Từ quá trình rửa lọc, làm mát và rửa các thiết bị nhà xưởng;

- Ngoài ra còn có nguồn nước thải từ khu nhà ăn, khu vệ sinh… và nước thải sinh hoạt của nhân viên nhà máy.

Bảng nồng độ ô nhiễm trong nước thải sản xuất mía đường

Chỉ tiêu

Đơn vị

Nồng độ

 
 

pH

-

7.5 - 8

 

SS

mg/l

1250

 

BOD5

mg/l

5000

 

COD

mg/l

7000

 

N-tổng

mg/l

16.4

 

P-tổng

mg/l

6

 

2. Công nghệ xử lý nước thải sản xuất mía đường

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mía đường, công nghệ xử lý nước thải mía đường hiệu quả nhất, xử lý nước thải mía đường
Hình 1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất mía đường

3. Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải sản xuất mía đường
Nước thải đầu vào được dẫn về hố thu gom, trước khi vào hố thu nước thải được dẫn qua song chắn rác để chắn rác có kích thước lớn nhằm tránh gây tắc nghẽn đường ống và bơm trong quá trình hoạt động.Trong hố thu gom có lắp đặt bơm chìm để bơm nước thải sang bể điều hòa, bể điều hòa có tác dụng điều hòa tính chất và lưu lượng nước thải trong quá trình xử lý. Trong bể điều hòa nước thải được xáo trộn liên tục nhờ 2 máy thổi khí hoạt động luân phiên.

Sau khi qua bể điều hòa nước thải sản xuất mía đường sẽ được cho qua bể keo tụ – tạo bông. Tại đây, nước thải được cấp hóa chất là chất điều chỉnh pH, chất hỗ trợ quá trình keo tụ – tạo bông…sau đó nước thải được cho qua bể lắng 1 (lắng hóa lý). Dưới tác dụng của trọng lực,các bông bùn sẽ lắng xuống và nước thải theo máng thu chảy qua bể kỵ khí.

Trong bể sinh học kỵ khí, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải (hiệu suất xử lý của bể UASB tính theo COD, BOD đạt 60 – 80%) thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3,…), theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí -> CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới

Sau bể kỵ khí nước thải được dẫn qua cụm bể thiếu khí và bể hiếu khí. Bể thiếu khí kết hợp hiếu khí được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-.Trong bể sinh học hiếu khí, các vi sinh vật hiếu khí có nhiệm vụ phân hủy và chuyển hóa các chất hữu cơ thành sinh khối, CO2 và nước. Các sinh vật này tập hợp lại dưới dạng bông bùn hoạt tính, chúng sử dụng oxy hòa tan từ hệ thống phân phối khí. Khi nguồn oxy hòa tan được đảm bảo, quá trình oxy hóa sinh học các chất ô nhiễm diễn ra triệt để. Nước thải sẽ được làm sạch và sinh khối vi sinh vật tăng lên. Từ đó, bùn hoạt tính được hoàn lưu lại quá trình thiếu khí để tiếp tục nhiệm vụ của mình.

Nước thải sau khi ra khỏi bể bùn hoạt tính chảy tràn qua bể lắng. Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn ( vi sinh vật); nước thải được tiếp tục đưa qua thiết bị lọc để loại bỏ các phần cặn lắng mà ở bể lắng chưa xử lý được. Bùn sau khi lắng được bơm tuần hoàn về bể thiếu khí nhằm duy trùy nồng độ vi sinh vật trong bể. Phần bùn dư được bơm về bể chứa bùn. Bùn được lưu trữ và được đơn vị có chức năng thu gom xử lý định kỳ. Tại bể khử trùng clorine sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Dưới ảnh hưởng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật có hại trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh, nước thải sau xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMTvà xả ra nguồn tiếp nhận.

Trên đây là quy trình xử lý nước thải sản xuất mía đường cơ bản, liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn chi tiết về công nghệ xử lý nước thải mới nhất hiện nay.

Tin liên quan

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây