Xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm

 14:56 26/11/2019        Lượt xem: 2644

Xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm

Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội thì chất lượng của cuộc sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu về lương thực, thực phẩm cũng tăng nói chung và thực phẩm từ gia súc, gia cầm nói riêng. Do đó, các lò giết mổ xuất hiện ngày càng nhiều và với nhiều quy mô lớn nhỏ tuỳ theo nhu cầu của địa phương. Tuy nhiên vấn đề đáng lo ngại là nước thải phát sinh từ quá trình giết mổ sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường nếu không có hệ thống xử lý tốt.

Công ty TNHH Phát triển công nghệ sạch Phương Nam chuyên tư vấn, thiết kế, lắp đặt các công trình xử lý nước thải có các lò giết mổ gia súc, gia cầm ở các tỉnh như: Đồng tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang.... Công ty của chúng tôi với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế và lắp đặt hệ thống hầm ủ/túi ủ biogas và hệ thống xử lý nước thải, giúp chủ hộ vừa tiết kiệm chi phí điện và gas dùng trong đun nấu, sưởi ấm, thắp sáng...vừa giải quyết được vấn đề về môi trường... 

1.  Nguồn gốc, thành phần chất thải phát sinh từ lò giết mổ gia súc, gia cầm

 Chất thải phát sinh trong hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm phần lớn là nước thải ở các công đoạn như: giết, cạo lông, mổ, xẻ thịt, vệ sinh...Nước thải giết mổ gia súc có thành phần bao gồm: phân gia súc, máu, mỡ, phụ phẩm thừa, lông ...là nguồn thải có hàm lượng chất ô nhiễm cao (chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, Nitơ, Photpho và vi sinh vật) nếu không được xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường.

Bảng thành phần và tính chất nước thải giết mổ gia súc, gia cầm

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

Nhiệt độ

oC

28.5 ± 32.0

BOD5

mg/L

925 ± 1156

pH

-

6.5 ± 8.0

COD

mg/L

2420 ± 3200

SS

mg/L

484 ± 512

N-NH4

mg/L

55.6 ± 78.2

DO

mg/L

0.28 ± 0.52

N tổng

mg/L

168 ± 172

(Nguồn: Ngô Thị Phương Nam và cộng tác viên; Nghiên cứu xử lý nước thải giết mổ gia súc bằng quá trình sinh học hiếu khí thể bám trên vật liệu polymer tổng hợp, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 48, 2008)

2. Công nghệ xử lý nước thải  giết mổ gia súc, gia cầm

Hình 1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm

3. Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm

Nước thải từ nguồn phát thải theo đường ống thu gom chảy về hồ lắng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng trong nước. Song chắn rác được đặt trước hồ lắng có tác dụng loại bỏ những vật liệu nổi lơ lửng có kích thước lớn trong nước thải. Những tạp chất này có thể gây tắc nghẽn đường ống, làm hỏng hệ thống. Rác được vớt lên bằng thủ công rồi đem đi xử lý định kỳ, nước thải sau khi tách rác và loại bỏ một số hàm lượng chất rắn trong nước được chảy vào hầm ủ Biogas.

Trong hầm ủ, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải (hiệu suất xử lý của bể UASB tính theo COD, BOD đạt 60 – 80%) thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3,…), theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí -> CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới

Khí biogas được thu lại để tận dụng làm nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất và sinh hoạt, cặn lắng trong hầm ủ sẽ được về bể chứa bùn và xử lý định kỳ.

Sau khi đi qua hầm ủ, nước thải được dẫn qua ao sinh học. Tại đây, nước thải được loại bỏ nito, photpho, các chất lơ lững và các chất khác còn lại trong nước thải. Trong ao sinh học, có thể nuôi trồng các động thực vật thủy sinh để tăng hiệu quả xử lý và tạo cảnh quan môi trường. Sau được xử lý, nước thải đước khử trùng tiêu diệt các mầm bệnh gây hại bằng hóa chất chlorine sau đó được đưa ra nguồn tiếp nhận.

Trên đây là quy trình xử lý nước thải giết mổ gia súc cơ bản với công nghệ tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư, liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn rõ hơn về công nghệ tiên tiến khác trong xử lý nước thải giết mổ.

 

Tin liên quan

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây