21:24 18/09/2019 Lượt xem: 3322
Hiện nay nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ trên thế giới tăng đáng kể, với mức tăng tối thiểu 8%/năm. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Thống kê Liên hiệp quốc (Comtrade Data), nhập khẩu các mặt hàng đồ gỗ của thị trường thế giới đã lên đến gần 200 tỉ đô la Mỹ năm 2002. Trong đó, nước nhập khẩu nhiều nhất là Mỹ, kế đến là Đức, Pháp, Anh và Nhật Bản.
Ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây, vươn lên là một trong 7 mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ chế biến lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Hiện cả nước có khoảng 2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ với năng lực chế biến 2,2 – 2,5 triệu mét khối gỗ tròn mỗi năm, trong đó có 450 công ty chuyên sản xuất xuất khẩu (120 công ty chuyên sản xuất hàng ngoài trời và 330 công ty sản xuất hàng nội thất).
Song song với sự phát triển đó, trong quá trình sản xuất ngành gỗ đã phát sinh một số nguồn ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường. Vì thế trước khi đi vào hoạt động sản xuất các doanh nghiệp cần lập hồ sơ môi trường- Lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án xây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ. Công ty TNHH Phát triển Công nghệ sạch Phương Nam chuyên lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án xây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ trên địa bàn Thành phố Cần Thơ và các tỉnh: Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang...
1. Các nguồn phát sinh ô nhiễm trong ngành sản xuất đồ gỗ
- Nước thải từ quá trình sơn, hệ thống xử lý khí thải sơn
- Nước thải sinh hoạt của công nhân viên
- Bụi gỗ, bụi sơn
- Mùi sơn
- Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp. Và nhiều nguồn khác tùy theo quy mô, công đoạn sản xuất cho từng loại sản phẩm
2. Khi nào cần lập kế hoạch bảo vệ môi trường
Các dự án trước chưa đi vào hoạt động hoặc đã hoạt động trước ngày 1 tháng 4 năm 2015, tùy theo quy mô, công suất mà lập hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc ĐTM. Theo quy định tại Điều 29 của Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, chủ dự án phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 32 của Luật này xem xét, xác nhận trước khi triển khai dự án.
3. Cơ sở sản xuất đồ gỗ cần lập kế hoạch bảo vệ môi trường
Theo phụ lục II, mục 59, nghị định 18/2015/ N Đ-CP ngày 14/02/2015. Các dự án xây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ với công suất dưới 10.000 m2 thì lập kế hoạch bảo vệ môi trường, trên 10.000 m2 thì lập đánh giá tác động môi trường.
4. Căn cứ pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường 2014
- Nghị định 18/2015/ND-CP, ngày 14/02/2015- Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT, ngày 29/5/2015 – Thông tư về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
5. Quy trình lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án sản xuất đồ gỗ
Bước 1 : Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án như: khảo sát thu thập số liệu về quy mô dự án, khảo sát điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội liên quan đến dự án.
Bước 2 : Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
Bước 3: Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
Bước 4 : Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.
Bước 5: Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án. Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
Bước 6: Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường.
Bước 7: Trình Phòng Tài Nguyên và Môi Trường nơi xây dựng dự án thẩm định và quyết định phê duyệt tùy theo loại hình và quy mô của dự án.
6. Các giấy tờ pháp lý cần thiết khi lập kế hoạch bảo vệ môi trường
· Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư
· Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất
· Giấy phép xây dựng
· Bản vẽ mặt bằng tổng thể, mặt bằng thoát nước mưa, mặt bằng thoát nước thải
7. Cơ quan tiếp nhận và phế duyệt
Được quy định tại điều 32 luật Bảo vệ môi trường 2015
Tùy vào quy mô, công suất và vị trí của dự án mà có các cơ quan tiếp nhận và phê duyệt hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:
- Sở TNMT đối với kế hoạch bảo vệ môi trường cấp sở
- Phòng TNMT đối với kế hoạch bảo vệ môi trường cấp huyện
- Phòng TNMT cấp xã nếu được UBND ủy quền được phê duyệt
- Ban quản lý KCN
- Ban quản lý khu kinh tế
Bạn đang cần tư vấn lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án xây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ, hay có nhu cầu lập các hồ sơ môi trường hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí.
Hotline: 0939 873 836– Email: cnsphuongnam@gmail.com
0939 873 836
0292 373 4624