Kỹ thuật lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng túi ủ biogas PE

Kỹ thuật lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng túi ủ biogas PE

1. Đào đất:
- Vị trí và hướng của hố sao cho thuận tiện việc vào phân và nước thải ra phù hợp ý định sử dụng của gia đình.
- Hố đào cách chỗ phân ra 1 m
- Chiều dài: hố ủ phải ngắn hơn túi ủ 1 m. Ví dụ: lắp túi 8 m thì đào 7m.
- Chiều rộng: (Hình 2)

KỸ THUẬT LẮP ĐẶT TÚI Ủ
1. Đào đất:
- Vị trí và hướng của hố sao cho thuận tiện việc vào phân và nước thải ra phù hợp ý định sử dụng của gia đình.
- Hố đào cách chỗ phân ra 1 m
- Chiều dài: hố ủ phải ngắn hơn túi ủ 1 m. Ví dụ: lắp túi 8 m thì đào 7m.
- Chiều rộng: (Hình 2)
- Loại nylon khổ 1,6m Æ1m: mặt trên hố 1m, mặt đáy 0,8m, chiều sâu 0,9m
- Loại nylon khổ 2m Æ1,27m: mặt trên hố 1,1m, mặt đáy 0,9m, chiều sâu 1m.

                    Hình 2Quy cách đào đất
Chiều sâu: hố đào phải có độ dốc i ³ 0,01, tức đáy đầu ra thấp hơn đáy đầu vào tối thiểu 10cm.

Ví dụ: Hố đào dài 10 m thì đầu đào sâu 0,8m, đầu ra đào sâu 0,9m.

2.  Lồng các lớp bọc vào nhau (3 lớp)
- Mục đích: tăng độ an toàn của túi khi sử dụng
- Chiều dài 3 lớp túi nylon phải dài hơn hố ủ 1m.
- Chèn 3 lớp túi nylon vào nhau:
- Trải lớp túi nylon thứ 1 ra (phía dưới đã có lót đệm), một người cầm túi nylon thứ 2 chui vào trong túi thứ nhất, đi giật lùi từ bên này đến bên kia, sau đó sửa cho 2 cạnh của 2 túi trùng khít nhau. 
- Tách rời lớp thứ 3, sau đó chèn 2 lớp kia vào lớp thứ 3. Lớp thứ 3 này là lớp ngoài cùng.
- Xếp góc cạnh của 3 lớp túi cho ngay ngắn. Gạt hết không khí chèn giữa các lớp túi ra ngoài.

Lưu ýKiểm tra lớp túi thứ 2 trong cùng hoàn toàn không bị thủng trước khi tiếp tục các bước còn lại. Trường hợp túi này bị thủng, gas sinh ra sẽ theo lỗ thủng chèn vào giữa các lớp túi mà không theo lỗ thoát gas vào bếp. Khi lắp đặt túi ủ vào hố ủ, nếu chẳng may bị thủng một phía nào đó, để khắc phục, người thực hiện phải xoay bề mặt bị thủng này cho nằm sát đáy hố ủ.

3. Tạo lỗ thoát gas: 
- Dụng cụ: 1 ốc nối có răng (bằng nhựa, Æ27), 2 thẻ tròn (bằng mica hoặc INOX), 2 miếng ruột xe đạp.
- Thực hiện: tạo 1 lỗ tròn trên 3 lớp nylon cách đầu túi một khoảng 1/3 chiều dài túi nylon (thông thường từ 1,5 – 3 m). Lỗ này phải được tạo cẩn thận sao cho vừa khớp với con ốc nối. Siết chặt ốc nối cho lỗ thoát gas không bị hở.
- Thực hiện như hình vẽ sau (Hình 3):



Hình 3. Quy cách tạo lỗ thoát gas

4. Kết nối 2 ống đầu vào và đầu ra:
Dụng cụ: 2 ống sành đường kính 10 hay 15 cm; 7 ruột xe gắn máy hư được cắt thành sợi, bề rộng khoảng 2 cm; 4 khoanh kẽm lớn (loại dây kẽm số 10).
- Thực hiện thứ tự các bước theo sơ đồ hình 4:

 


Hình 4. Kết nối hai ống đầu vào và đầu ra

- Đưa ống sành thứ 1 vào túi nylon tới khoảng 4/5 ống, gấp nếp nylon quanh điều ống sành rồi buộc chặt bằng ruột xe, thông thường phần ống sành đưa vào trong túi khoảng 30 cm, phần buộc khoảng 30 cm.
Lưu ýhai cạnh túi nylon phải nằm đối diện nhau để cho túi tròn đều. Dùng kẽm cột chặt dây cao su với ống sành.

- Bịt kín đầu ống sành thứ 1 và lỗ thoát gas.

- Đưa không khí vào túi bằng cách cuộn 3 lớp túi của đầu nylon còn lại (để không khí không chèn vào 3 lớp  túi), rồi giũ không khí vào.

- Thắt ngang một phần túi để giữ không khí.

- Buộc ống sành thứ 2 vào đầu còn lại của túi nylon (thực hiện như bước trên).

- Bịt kín đầu ống sành thứ 2. Sau đó tháo dây buộc ở vị trí d ra, chỉnh túi cho căng tròn ngay ngắn.

5. Đặt túi chứa phân vào hố:
- Trước khi đặt túi, phải kiểm tra hố hoàn toàn không có vật nhọn. Nếu mặt hố không nhẵn thì phải có đồ che, lót hết bề mặt hố ủ.
- Vận chuyển túi chứa phân đặt vào hố ủ, tránh chạm vào vật nhọn.
- Đặt 2 ống đầu vào đầu ra nghiêng 1 góc khoảng 450 sao cho đầu ống phía dưới cách mặt đáy hố ủ 25 – 35cm.

- Vừa bơm nước vừa chỉnh túi nylon thật ngay ngắn để túi không bị gắp nếp méo mó cho đến khi


Hình 5. Cách lắp đặt túi phân vào hố

6. Làm van an toàn:
- Dụng cụ: 1 T nhựa PVC Æ27-21, 1 ống PVC Æ21 dài 20cm, một bình nhựa trong (1 lít hoặc 1,5 lít)
- Thực hiện: lắp ráp theo hình 7 rồi đưa đoạn PVC dài vào bình nhựa và đổ nước vào ống PVC ngập khoảng 3-5cm.

    

Hình 7. Cách lắp đặt van an toàn

7. Túi dự trữ
Dụng cụ: 1 T nhựa PVC Æ27, 1 ống PVC Æ27 dài 50cm, 3 ruột xe gắn máy hỏng được cắt thành sợi bản rộng 20 cm, 2 lớp nylon dài 5-7m (tùy số lượng gia súc), chúng được lồng vào nhau.

                          

Hình 8. Lắp đặt túi dự trữ

Thực hiện:
- Lắp ráp theo hình 8 rồi đưa đoạn PVC dài vào trong túi nylon và buộc chặt lại. Đầu nylon còn lại cũng được cột kín.
- Treo túi nằm ngang hoặc thẳng đứng và đặt ở nơi tránh ánh nắng, tránh bị vật nhọn đâm thủng.
- Khi sử dụng có thể treo vật nặng (khoảng 10 kg) dưới túi  để tạo áp lực cho gas vào bếp.

8. Hệ thống bếp

Bếp chế tạo sẵn
- Bếp đôi biogas túi ủ SAFUNA: Đây là sản phẩm do Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Sạch Phương Nam sáng chế. Loại bếp này có quạt tăng áp kết hợp bộ phận thu trộn không khí và đầu đốt hồng ngoại nên biogas cháy triệt để không còn mùi hôi, tiết kiệm nhiên liệu, tốc độ đun nấu nhanh không thua kém gas bình LPG, 3,5 phút đun sôi 1 lít nước. Bếp vẫn cháy tốt khi cúp điện.

 Hình 9. Bếp SAFUNA túi ủ

Bếp đúc sẵn bằng gang: sử dụng cho nấu ăn gia đình, nấu cám heo và nấu rượu. Ưu điểm: Loại bếp này có hông kiềng khoẻ, nấu được các nồi to; bếp có khe khí nên biogas cháy tốt. Nhược điểm: tốc độ đun nấu chậm.


Hình 10. Bếp đơn bằng gang

Bếp tự chế:

Dụng cụ:

- 1 đoạn ống sắt 2 đầu răng Æ21, dài 20 cm.

- 2 đoạn ống sắt 1 đầu răng Æ21, dài 10 cm.

- 1 co sắt Æ21, 1 khoá gạt Æ21.

- 1 vỏ lon có đục lỗ ở đáy


Hình 12. Bếp biogas tự chế

Ưu điểm: đơn giản, rẻ tiền, vật liệu dễ tìm mua ở địa phương.

- Nhược điểm: tiêu hao nhiều nhiên liệu, tốc độ đun nấu chậm, khi đốt vẫn còn mùi hôi do không có khe trộn không khí, các đầu đốt nhanh tắt nghẽn, hư hỏng.
9. Hệ thống ống dẫn gas
- Dụng cụ: ống PVC Bình Minh Æ27 chiều dài bằng khoảng cách từ túi ủ đến bếp; phụ kiện khác như co, van, tê (nếu cần). Để giảm chi phí có thể sử dụng ống PVC Æ21.
- Gắn ống nối liền túi ủ phân vào an toàn, túi dự trữ và bếp.
- Ống dẫn phải mắc lên cao, treo cố định vào dây kẽm và làm cột chống đỡ đảm bảo ống có độ dốc thoát nước, tránh làm nghẽn gas.

Hình 13: Lắp đặt ống dẫn gas

III – KỸ THUẬT VẬN HÀNH TÚI Ủ KHÍ
1. Cung cấp phân cho túi ủ
- Trong thời gian đầu, mỗi ngày vào khoảng 2kg phân cho 1m dài của túi (tức 20 kg phân cho túi dài 10m), tỷ lệ phân nước = 1/5-1/7. Thời gian bắt đầu sinh gas khoảng từ 7-20 ngày. Sau đó, lượng phân có thể giảm đi một nửa (tức khoảng 10kg phân cho túi dài 10m).
- Nếu có sẵn phân đã hoai thì cho vào trước khoảng vài trăm kilogam (kg) để sinh gas nhanh hơn.
- Có thể dùng phân heo, bò, gà, người… nhưng tốt nhất là hỗn hợp nhiều loại.
2. Sử dụng gas

Khi túi dự trữ căng phồng thì bắt đầu sử dụng. Đốt thử gas, nếu không cháy được thì xả bỏ một vài lần đến khi cháy được.
3. Bảo quản
- Làm hàng rào xung quanh túi ủ để tránh súc vật dẫm thủng túi, trẻ con nghịch phá.
- Che nắng cho túi ủ, làm bằng bất cứ vật liệu gì.

IV - NHỮNG VẪN ĐỀ CẦN LƯU Ý
Chú ý: vật liệu che không được tiếp xúc với túi ủ.

- Không cho nước sát trùng, vôi, tro, xà phòng, các chất diệt khuẩn khác, trấu, cây cứng, đất, sắt, đá,… vào túi chứa phân.
- Kiểm tra nước đọng trong ống dẫn gas.
- Kiểm tra ống dẫn gas không cho bị cong gấp.
- Châm nước vào van an toàn.
- Gas sẽ không sinh ra sau khi ngừng cung cấp phân khoảng 20 ngày. - -- Do đó duy trì hoạt động túi ủ phân làm chất đốt phụ thuộc vào chính yếu tố này.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây